Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bàn Giải Pháp Hạn Chế Tổn Thất Chất Lượng Cá Ngừ Đại Dương Của Nghề Câu Đèn

Bàn Giải Pháp Hạn Chế Tổn Thất Chất Lượng Cá Ngừ Đại Dương Của Nghề Câu Đèn
Ngày đăng: 15/07/2013

Sáng 13-7, tại TP. Nha Trang, Hiệp hội cá ngừ Việt Nam đã tổ chức Tọa đàm bàn giải pháp hạn chế tổn thất chất lượng cá ngừ đại dương của nghề câu đèn (câu tay kết hợp ánh sáng). Tham dự buổi tọa đàm ngoài lãnh đạo Hiệp hội cá ngừ Việt Nam còn có các nhà quản lý đến từ 3 tỉnh: Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định; các nhà khoa học; các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ đại dương, ngư dân khai thác cá ngừ đại dương của 3 tỉnh trên.

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã nghe và cùng nhau thảo luận về hiện trạng nghề câu cá ngừ đại dương bằng câu tay kết hợp ánh sáng hiện nay; kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học và Công nghệ khai thác thủy sản (Đại học Nha Trang) về chất lượng cá ngừ nghề câu đèn; nghề câu tay cá ngừ đại dương ở một số nước lân cận; chất lượng cá ngừ câu tay ở Việt Nam và các giải pháp nâng cao chất lượng…

Theo đó, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cá ngừ câu tay kết hợp ánh sáng, trong đó công nghệ khai thác, công nghệ bảo quản là 2 yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng cá khai thác được. Trên cơ sở này, các nhà khoa học đã khuyến cáo ngư dân nên có 1 số thay đổi trong việc thu câu, cách thức đưa cá lên khoang tàu, giết cá, xả máu, ngâm hạ nhiệt trước khi đưa vào bảo quản…

Hiện, trên địa bàn 3 tỉnh: Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định có hơn 1.200 tàu câu cá ngừ đại dương, trong đó có hơn 60% tàu thuyền hoạt động nghề câu tay kết hợp ánh sáng; 5 tháng đầu năm 2013, sản lượng cá ngừ đại dương của Việt Nam khai thác được hơn 10.000 tấn, giá trị xuất khẩu đạt hơn 270 triệu USD. Riêng Khánh Hòa hiện có 130 tàu thuyền khai thác cá ngừ đại dương, sản lượng khai thác đến thời điểm này hơn 2.000 tấn.


Có thể bạn quan tâm

Hiện Thực Hóa Điều “Không Tưởng” Từ Sức Mạnh Niềm Tin Hiện Thực Hóa Điều “Không Tưởng” Từ Sức Mạnh Niềm Tin

Canh tác trên đất đồi mới khai hoang khô cằn sỏi đá đã là điều khó, có thành quả nữa thì thật là điều “không tưởng”. Sau nhiều nỗ lực, cố gắng, chính quyền và người dân tái định cư (TĐC) thị xã Mường Lay đã hiện thực hóa được điều “không tưởng” ấy bằng chính sức mạnh từ niềm tin.

11/10/2014
Những Những "Đại Gia" Vùng Rừng Núi

Từ trụ sở UBND xã Hiếu Liêm phải băng qua đoạn đường rừng lắt léo, lởm chởm đá chừng 4-5km mới đến vùng ven sông, suối của ấp 4, nơi xuất hiện một số “đại gia” trồng cam, quýt. Mùa này, quýt đường đang ra hoa, còn cam bắt đầu cho trái nhỏ. Đứng từ trên cao nhìn xuống, những vườn cam, quýt trông đều tăm tắp như tấm thảm màu xanh khổng lồ đang gợn sóng.

11/10/2014
Nhiều Khó Khăn Trong Việc Khống Chế Dịch Bệnh Chổi Rồng Trên Nhãn Nhiều Khó Khăn Trong Việc Khống Chế Dịch Bệnh Chổi Rồng Trên Nhãn

Trong những năm qua, huyện Châu Thành là địa phương chịu thiệt hại nặng do dịch bệnh chổi rồng trên nhãn. Bệnh chổi rồng gây hại làm giảm sản lượng hơn 50.000 tấn nhãn mỗi năm. Bằng nhiều biện pháp, các ngành chức năng có nhiều nỗ lực khống chế dịch bệnh nhưng hiệu quả vẫn chưa cao.

11/10/2014
Cây Ngô “3 Trong 1 Vụ Mùa” - Cách Làm Hay Ở Xín Mần Cây Ngô “3 Trong 1 Vụ Mùa” - Cách Làm Hay Ở Xín Mần

Khảo sát, đánh giá sơ bộ toàn bộ diện tích trên 818 ha ngô phát triển rất tốt, không có sâu bệnh và có khả năng cho năng suất cao. Thời điểm hiện tại, toàn bộ 818,7 ha ngô trồng lần thứ 2 trong vụ Mùa muộn đang trong thời kỳ vào sữa, thời tiết khá thuận lợi, đồng bào Xín Mần rất phấn khởi có thêm 1 vụ ngô được trồng rải vụ trong năm sắp cho thu hoạch.

11/10/2014
Giàu Nhờ Nuôi Lợn Rừng, Chim Trĩ Giàu Nhờ Nuôi Lợn Rừng, Chim Trĩ

Trước khi là ông chủ trang trại rộng 3.000 m2 nuôi lợn rừng, chim trĩ đầu tiên ở địa phương, Nguyễn Văn Giang từng làm cán bộ địa chính tại UBND thị trấn Hương Canh, nhưng đã quyết định nghỉ việc đi tìm cơ hội riêng cho mình. Ban đầu, nhiều người cho là anh gàn dở.

11/10/2014