Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bàn Giải Pháp Hạn Chế Tổn Thất Chất Lượng Cá Ngừ Đại Dương Của Nghề Câu Đèn

Bàn Giải Pháp Hạn Chế Tổn Thất Chất Lượng Cá Ngừ Đại Dương Của Nghề Câu Đèn
Ngày đăng: 15/07/2013

Sáng 13-7, tại TP. Nha Trang, Hiệp hội cá ngừ Việt Nam đã tổ chức Tọa đàm bàn giải pháp hạn chế tổn thất chất lượng cá ngừ đại dương của nghề câu đèn (câu tay kết hợp ánh sáng). Tham dự buổi tọa đàm ngoài lãnh đạo Hiệp hội cá ngừ Việt Nam còn có các nhà quản lý đến từ 3 tỉnh: Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định; các nhà khoa học; các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ đại dương, ngư dân khai thác cá ngừ đại dương của 3 tỉnh trên.

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã nghe và cùng nhau thảo luận về hiện trạng nghề câu cá ngừ đại dương bằng câu tay kết hợp ánh sáng hiện nay; kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học và Công nghệ khai thác thủy sản (Đại học Nha Trang) về chất lượng cá ngừ nghề câu đèn; nghề câu tay cá ngừ đại dương ở một số nước lân cận; chất lượng cá ngừ câu tay ở Việt Nam và các giải pháp nâng cao chất lượng…

Theo đó, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cá ngừ câu tay kết hợp ánh sáng, trong đó công nghệ khai thác, công nghệ bảo quản là 2 yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng cá khai thác được. Trên cơ sở này, các nhà khoa học đã khuyến cáo ngư dân nên có 1 số thay đổi trong việc thu câu, cách thức đưa cá lên khoang tàu, giết cá, xả máu, ngâm hạ nhiệt trước khi đưa vào bảo quản…

Hiện, trên địa bàn 3 tỉnh: Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định có hơn 1.200 tàu câu cá ngừ đại dương, trong đó có hơn 60% tàu thuyền hoạt động nghề câu tay kết hợp ánh sáng; 5 tháng đầu năm 2013, sản lượng cá ngừ đại dương của Việt Nam khai thác được hơn 10.000 tấn, giá trị xuất khẩu đạt hơn 270 triệu USD. Riêng Khánh Hòa hiện có 130 tàu thuyền khai thác cá ngừ đại dương, sản lượng khai thác đến thời điểm này hơn 2.000 tấn.


Có thể bạn quan tâm

Tập Huấn Nuôi Ghép Cá Rô Phi Đơn Tính Đực Theo Quy Trình VietGAP Tập Huấn Nuôi Ghép Cá Rô Phi Đơn Tính Đực Theo Quy Trình VietGAP

Ngày 29/8/2013, Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng tổ chức tập huấn lần 2 mô hình nuôi ghép cá rô phi đơn tính đực khu vực miền núi theo quy trình GAP tại hội trường Trung tâm Nông nghiệp huyện Lâm Hà.

09/09/2013
Nhiều Mô Hình Kinh Tế Hiệu Quả Nhiều Mô Hình Kinh Tế Hiệu Quả

Năm 2012, xã Lương Sơn (Ninh Sơn) đã triển khai thí điểm 10 mô hình kinh tế về chăn nuôi, trồng trọt, với tổng kinh phí trên 450 triệu đồng; trong đó có 5 mô hình nhà nước hỗ trợ vốn đầu tư cùng với nông dân.

29/07/2013
Anh Hồ Tấn Tân Trồng Sen Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Anh Hồ Tấn Tân Trồng Sen Đạt Hiệu Quả Kinh Tế

Năm 2009, anh Tân đầu tư 300 ngàn đồng để trồng sen trên 2 sào ruộng. Nhờ chịu khó học hỏi kinh nghiệm trồng đúng kỹ thuật, chăm sóc tốt, bón phân đúng quy trình nên ruộng sen của anh Tân phát triển nhanh và cho thu hoạch mỗi năm 3 vụ. Sản phẩm thu được từ cây sen như ngó sen, búp sen, hạt sen…

29/07/2013
Chọn Nuôi Tôm Thẻ Hay Tôm Sú Chọn Nuôi Tôm Thẻ Hay Tôm Sú

Cảnh báo của các nhà khoa học, doanh nghiệp về mối nguy hại của con tôm thẻ chân trắng (TTCT), cũng như lợi thế của con tôm sú, đã chứng minh vai trò, tầm quan trọng của con tôm sú đối với sự phát triển của nghề nuôi và xuất khẩu thủy sản. Do vậy, vấn đề đặt ra là Bạc Liêu làm gì để phát huy thế mạnh này và giúp con tôm sú không ngừng nâng cao giá trị.

09/09/2013
Nuôi Thí Điểm Cá Thác Lác Cườm Nuôi Thí Điểm Cá Thác Lác Cườm

Từ nguồn vốn Chương trình 30a, cơ quan chức năng đã chọn hộ ông Lê Xuân Dũng (ở thôn Minh Xuân, xã Long Mai, huyện Minh Long, Quảng Ngãi) để hỗ trợ triển khai thí điểm mô hình nuôi cá thác lác cườm.

30/07/2013