Bắc thơm 9 năng suất cao lãi nhiều

Để có cơ sở khoa học và thực tiễn đưa giống lúa mới bắc thơm 9 vào cơ cấu sản xuất của huyện năm 2016, Trạm Khuyến nông Nam Trực (Nam Định) phối hợp SSC tổ chức hội nghị đầu bờ đánh giá kết quả mô hình giống lúa chất lượng cao bắc thơm 9 tại HTX Hồng Tiến, xã Hồng Quang, huyện Nam Trực.
Điểm trình diễn giống lúa Bắc thơm 9 tại xã Hồng Quang (Nam Trực, Nam Định).
Vụ mùa 2015 Trạm Khuyến nông Nam Trực đã cùng SSC xây dựng mô hình với quy mô 2ha tại HTX Nông nghiệp Hồng Tiến với 23 hộ tham gia.
Trong điều kiện thời tiết vụ mùa 2015, giống lúa bắc thơm 9 sinh trưởng phát triển tốt, lá xanh đậm, lá đòng đứng, độ tàn lá trung bình; cổ bông thoát; khả năng đẻ nhánh khá, độ thuần đồng ruộng cao.
Theo đánh giá của Trạm Khuyến nông Nam Trực, năng suất suất bình quân của giống lúa bắc thơm số 9 đạt 63,5 tạ/ha, cao hơn giống lúa bắc thơm số 7 (giống đối chứng) là 12,5 tạ/ha.
Điều kiện thời tiết từ đầu vụ đến nay tương đối thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây lúa: Nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào, mưa nhiều chủ yếu về đêm.
Ngay từ lúc gieo mạ, thời tiết thuận lợi cho cây sinh trưởng, phát triển nhanh, đẻ nhánh khỏe, tập trung, ít có hiện tượng ngộ độc hữu cơ.
Tuy nhiên có một số trận mưa khá lớn ở giai đoạn lúa làm đòng và giai đoạn lúa chín sữa nên rất nhiều giống lúa có tỷ lệ lép cao, nhưng riêng bắc thơm 9 thì tỷ lệ lép thấp, tỷ lệ hạt chắc rất cao.
Về hạch toán kinh tế, tại thị trường Nam Định, giá sản phẩm bắc thơm số 9 là 5,7 triệu đồng/tấn; bắc thơm số 7 là 6,5 triệu đồng/tấn.
Sau khi trừ chi phí sản xuất như nhau, giống lúa bắc thơm số 9 cho thu lãi là 12,39 triệu đồng/ha.
Hiệu quả kinh tế tăng so với giống lúa bắc thơm số 7 là 3,66 triệu đồng/ha.
Ông Phan Văn Quản - Chủ nhiệm HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Hồng Tiến cho biết: Đây đã là vụ thứ 2 HTX triển khai thực hiện sản xuất giống bắc thơm 9.
HTX đã vận động nông dân đưa vào sản xuất một vùng chuyên canh giống lúa bắc thơm số 9.
Qua theo dõi từ lúc ngâm ủ giống tới nay, cho thấy bắc thơm 9 kháng bệnh tương đối khá, nhiễm nhẹ với bệnh đạo ôn, còn bệnh khô vằn gần như không có.
Năng suất lúa đạt trên 2,2 tạ/sào, chất lượng ngon.
Ông Trần Trung Minh - hộ dân tham gia mô hình nhận định: Lúa bắc thơm 9 khi gieo hạt có mùi rất thơm, cây mạ khỏe.
Khi cấy ra gốc lúa tím rất đẹp, đẻ nhánh cực khỏe.
Ngoài ra giống này tái sinh rất mạnh, gần khu ruộng nhà tôi có một trại nhỏ, nhiều chuột, dù bị chuột tàn phá gần hết nhưng sau đó cây lúa lại phục hồi rất mạnh, đến nay cho thu hoạch như những hộ khác.
Đặc biệt bắc thơm 9 kháng được rất nhiều bệnh nên đã giảm được rất nhiều chi phí về thuốc bảo vệ thực vật, công phun so với cấy các giống khác.
Kiểm tra thực tế tại ruộng, ông Nguyễn Thanh Hà – Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Trực cho biết: Giống lúa bắc thơm số 9 đã được đưa vào khảo nghiệm trên địa bàn huyện từ vụ mùa 2014, đến nay đã được 3 vụ, nằm trong bộ giống lúa với chất lượng gạo ngon, được giá.
Vụ xuân 2016 tới huyện sẽ đưa bắc thơm 9 vào cơ cấu chủ lực để góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập cho bà con nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Đạ Huoai được mệnh danh là “thủ phủ” cây ăn quả của Lâm Đồng, với diện tích, sản lượng tăng qua từng năm, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân trên đơn vị diện tích canh tác. Vấn đề đặt ra là, đến khi nào huyện Đạ Huoai mới xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm cây trái nơi đây.

Các bản dự báo cũng phát huy tác dụng trong bối cảnh hiện nay các bản tin về dự báo ngư trường của toàn quốc mang tính tổng thể chung cho các vùng biển trên phạm vi rộng (30x30 hải lý), hiệu quả áp dụng trong hoạt động khai thác ở cấp độ địa phương chưa cao.

Địa phương hiện có hơn 4.100ha điều - chiếm trên 50% diện tích cây công nghiệp dài ngày của huyện. Mục tiêu của huyện Đạ Huoai là phấn đấu có trên 90% diện tích điều được canh tác theo kỹ thuật mới. 20 mô hình ứng dụng kỹ thuật thâm canh vườn điều là một trong những hoạt động cụ thể trong triển khai chiến lược phát triển cây điều của huyện Đạ Huoai.

Số vải thiều chín muộn còn lại tập trung nhiều ở các xã Tân Sơn, Biên Sơn, Giáp Sơn… đang được người dân tiêu thụ thuận lợi với giá bán dao động từ 15 – 22 ngàn đ/kg. Dự kiến đến ngày 15/7, nhân dân trên địa bàn huyện sẽ thu hoạch xong vụ vải thiều năm 2014.

Đan xen màu xanh bạt ngàn của cà phê, rau thương phẩm là đủ màu sắc của những vườn Cẩm tú cầu, đó là bức tranh trù phú của xã Nam Hà, huyện Lâm Hà. Nơi mà cây hoa Cẩm tú cầu đã bén rễ và khoe sắc thắm, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân nơi đây.