Bắc Quang đổi mới hình thức tuyên truyền về Nông thôn mới

Từ tháng 1.2015, Bản tin Xây dựng NTM huyện Bắc Quang (do Sở Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép xuất bản) được phát hành 1 số/tháng vào ngày 25 hàng tháng. 270 cuốn/số (in mầu, với số lượng 4 trang/số, khổ 21x29,7cm) được phát hành tới tất cả các thôn, tổ dân phố, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn toàn huyện.
Nội dung tuyên truyền bao gồm: Chủ trương, đường lối, cơ chế chính sách mới trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM. Đồng thời, tuyên truyền đậm nét những kết quả đạt được, cách làm hay, sáng tạo, kinh nghiệm xây dựng NTM của các địa phương. Hoặc mô hình, điển hình tiên tiến của tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp cho chương trình xây dựng NTM của huyện...
Để thực hiện được cách làm trên, huyện Bắc Quang đã thành lập Tổ biên tập Bản tin với sự tham gia của Phó Chủ tịch UBND huyện; các phòng chuyên môn (Văn hóa và Thông tin, Ban Tuyên giáo Huyện ủy, Đài Truyền thanh – Truyền hình huyện) và Tổ giúp việc xây dựng NTM huyện Bắc Quang. Kinh phí thực hiện Bản tin được trích từ nguồn hỗ trợ tuyên truyền Chương trình xây dựng NTM của tỉnh và hỗ trợ bổ sung từ nguồn ngân sách huyện (bao gồm: Kinh phí xuất bản, hỗ trợ nhuận bút cho cộng tác viên)...
Qua 5 kỳ xuất bản, Bản tin đã nhận được sự cộng tác tin, bài, ảnh từ các thành viên Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc NTM, cán bộ các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn trên địa bàn toàn huyện.
Có thể bạn quan tâm

Cụ thể thương lái ở Đồng Tháp, An Giang và TP. Cần Thơ đến tận nơi thu mua cá lóc cỡ 0,7 - 0,8kg/con với giá dao động 34.000 – 35.000đ/kg (tăng hơn tuần trước 3.000đ/kg), giá lươn cỡ 250 – 300 gram/con từ 150.000 - 160.000đ/kg (tăng 5.000đ/kg), giá cá tra thương phẩm từ 24.000 - 24.200đ/kg (tăng 500đ/kg).

Từ năm 2011 Cần Thơ xây dựng CĐL đầu tiên chỉ với 400 ha, đến vụ HT 2014 có 14 DN ký hợp đồng liên kết trên 63 CĐL trên 5.700 ha với 12.000 nông hộ tham gia. Nhiều nông dân cho biết sản xuất trong CĐL an tâm không phải lo khâu tiêu thụ nhờ có sự tham gia bao tiêu của DN và đạt lợi nhuận cao so với sản xuất nhỏ lẻ trước đây.

Nghề làm muối nơi đây đã có từ lâu đời, tập trung chủ yếu tại hai xã Lý Nhơn và Thạnh An. Hiện tại, toàn huyện có 730 hộ sản xuất muối, giải quyết công ăn việc làm cho hơn 2.800 lao động. Trong năm 2014, toàn huyện đưa vào sản xuất gần 1.700 ha ruộng muối, trong đó có hơn 900 ha ứng dụng phương pháp trải bạt, tăng 519 ha so với năm 2013.

Ông Trịnh Thanh Hồng, Chủ nhiệm HTX Đại Phúc ở xã Ngọc Tố (huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng) than thở, năm nay, sau vụ thu hoạch tôm, nhiều hộ còn nợ tiền thức ăn của ông. Tính đến nay, số hộ và xã viên HTX còn nợ tiền thức ăn nuôi tôm do ông Hồng làm đại lý gần 2 tỷ đồng, gấp 2 lần so cùng kỳ 2013.

Những năm trước đây, cứ khoảng tháng 8 âm lịch, khi nước lũ tràn về, cánh đồng Gò Kén, xã Long Thành Trung, huyện Hoà Thành, tỉnh Tây Ninh lại nhộn nhịp người đi đánh bắt cá. Mùa nước nổi năm nay, tuy lũ về sớm nhưng lại lên xuống thất thường khiến cho bà con nông dân vốn quen làm nghề này cũng phải vất vả lắm mới kiếm được con cá.