Bạc Liêu Tập Huấn Thúc Đẩy Cải Thiện Thực Hành Quản Lý Thức Ăn Trong Nuôi Tôm

Hiện nay trong nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp, vấn đề quản lý thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần tạo nên thành công cho vụ nuôi. Sử dụng thức ăn trong nuôi tôm phù hợp sẽ giúp tôm lớn nhanh, giảm chi phí sản suất, giảm ô nhiễm môi trường ao nuôi, hạn chế dịch bệnh, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Để giúp bà con nuôi tôm quản lý thức ăn tiết kiệm và hiệu quả, ngày 06/02/2015 tại xã Vĩnh Hậu, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu; Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác Thủy sản Bền vững (ICAFIS) đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bạc Liêu (TTKNKN) tổ chức lớp tập huấn “Thúc đẩy cải thiện thực hành quản lý cho ăn trong nuôi tôm” cho 35 nông dân nuôi tôm.
Tại lớp tập huấn, bà con nông dân được nghe kỹ sư Huỳnh Quốc Khởi, Phó Giám đốc TTKNKN Bạc Liêu thông tin về tình hình nuôi thủy sản của Việt Nam và thế giới; những thách thức hiện nay của người nuôi tôm như: chất lượng giống, dịch bệnh ngày càng nguy hiểm, môi trường ô nhiễm, khí hậu thời tiết bất thường, chất lượng thức ăn và các giải pháp về an toàn vệ sinh, chất lượng giống tốt, chuẩn bị ao tốt và quản lý môi trường tốt, thức ăn chất lượng cao và quản lý thức ăn tốt, quản lý sức khỏe tôm nuôi tốt…
Thông qua lớp tập huấn, bà con đã nắm được những kỹ thuật chủ yếu để áp dụng vào nuôi các loài thủy sản có giá trị kinh tế theo hướng VietGAP tạo ra nguồn sản phẩm an toàn chất lượng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đặc biệt là quản lý thức ăn trong nuôi tôm một cách hiệu quả nhất.
Có thể bạn quan tâm

Về xã Mỹ Hà (Mỹ Lộc, Nam Định) dịp này sẽ được ngắm những vuông ao xây gạch, đường đi, lối lại đổ bê tông phẳng phiu, sạch sẽ với hệ thống cống tưới, tiêu nước, dưới ao lao xao cá quẫy; những dãy chuồng trại lợn, gà, xung quanh được trồng cây thế, cây cảnh, cây ăn quả, rau… xanh mát

Lâu lắm tôi mới có dịp trở lại hồ Dầu Tiếng, hồ nhân tạo lớn nhất và đẹp khu vực Đông Nam Á.

Tập đoàn Seafarms của Australia đang xây dựng trại nuôi tôm sú lớn nhất thế giới. Trại nuôi thuộc dự án Sea Dragon với mục tiêu sản xuất 100.000 tấn tôm từ 10.000 ha ao nuôi nước mặn.

Ông Võ Văn Ðặng (ấp 3, xã Khánh Tiến, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau) hành nghề câu mực gần 20 năm. Sau khi lập gia đình riêng, ông đầu tư một chiếc ghe công suất 30 CV để đánh bắt.

Nuôi tôm áp dụng VietGAP là một trong những biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm và có khả năng truy xuất nguồn gốc, giảm thiểu tác động đến môi trường sinh thái, quản lý tốt sức khỏe động vật thủy sản và thực hiện được các trách nhiệm về phúc lợi xã hội và an toàn cho người lao động.