Bạc Liêu Tập Huấn Thúc Đẩy Cải Thiện Thực Hành Quản Lý Thức Ăn Trong Nuôi Tôm

Hiện nay trong nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp, vấn đề quản lý thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần tạo nên thành công cho vụ nuôi. Sử dụng thức ăn trong nuôi tôm phù hợp sẽ giúp tôm lớn nhanh, giảm chi phí sản suất, giảm ô nhiễm môi trường ao nuôi, hạn chế dịch bệnh, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Để giúp bà con nuôi tôm quản lý thức ăn tiết kiệm và hiệu quả, ngày 06/02/2015 tại xã Vĩnh Hậu, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu; Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác Thủy sản Bền vững (ICAFIS) đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bạc Liêu (TTKNKN) tổ chức lớp tập huấn “Thúc đẩy cải thiện thực hành quản lý cho ăn trong nuôi tôm” cho 35 nông dân nuôi tôm.
Tại lớp tập huấn, bà con nông dân được nghe kỹ sư Huỳnh Quốc Khởi, Phó Giám đốc TTKNKN Bạc Liêu thông tin về tình hình nuôi thủy sản của Việt Nam và thế giới; những thách thức hiện nay của người nuôi tôm như: chất lượng giống, dịch bệnh ngày càng nguy hiểm, môi trường ô nhiễm, khí hậu thời tiết bất thường, chất lượng thức ăn và các giải pháp về an toàn vệ sinh, chất lượng giống tốt, chuẩn bị ao tốt và quản lý môi trường tốt, thức ăn chất lượng cao và quản lý thức ăn tốt, quản lý sức khỏe tôm nuôi tốt…
Thông qua lớp tập huấn, bà con đã nắm được những kỹ thuật chủ yếu để áp dụng vào nuôi các loài thủy sản có giá trị kinh tế theo hướng VietGAP tạo ra nguồn sản phẩm an toàn chất lượng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đặc biệt là quản lý thức ăn trong nuôi tôm một cách hiệu quả nhất.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày công tác ở vùng trung du Hoài Ân (Bình Định), chúng tôi đã nghe rất nhiều câu chuyện đẹp như cổ tích về những tỉ phú “chân đất” đi lên từ hai bàn tay trắng. Một trong số đó là người trưởng thôn đa năng, đa tài Mai Văn Rõ (52 tuổi), ở thôn Tân Thịnh, xã Ân Tường Tây.

UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản gửi Ban chỉ đạo PCLB trung ương, Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính về việc xin hỗ trợ giống cây trồng và vật tư phòng chống dịch bệnh khôi phục sản xuất sau bão, lũ.

Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau cho biết, kế hoạch phát triển diện tích nuôi tôm công nghiệp đến hết năm 2013 là 7.500ha và đến năm 2015 là 12.000 ha. Nhưng đến nay, diện tích nuôi tôm công nghiệp tỉnh này mới được hơn 5.400 ha, thấp hơn nhiều so với kế hoạch.

Trong 5 năm trở lại đây, đàn bò của Việt Nam giảm khoảng 1,5 triệu con, nguyên nhân chính là sự sụt giảm diện tích đồng cỏ. Đã có một số doanh nghiệp đầu tư trang trại nuôi bò thịt nhưng chỉ dừng lại ở quy mô khoảng 200 con.

Đến nay, dự án nuôi tôm CN-BCN với quy mô 500ha ở xã Long Điền Tây đã hoàn thành 4/10 gói thầu và giải ngân hơn 25 tỷ đồng.