Bạc Liêu Tập Huấn Thúc Đẩy Cải Thiện Thực Hành Quản Lý Thức Ăn Trong Nuôi Tôm

Hiện nay trong nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp, vấn đề quản lý thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần tạo nên thành công cho vụ nuôi. Sử dụng thức ăn trong nuôi tôm phù hợp sẽ giúp tôm lớn nhanh, giảm chi phí sản suất, giảm ô nhiễm môi trường ao nuôi, hạn chế dịch bệnh, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Để giúp bà con nuôi tôm quản lý thức ăn tiết kiệm và hiệu quả, ngày 06/02/2015 tại xã Vĩnh Hậu, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu; Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác Thủy sản Bền vững (ICAFIS) đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bạc Liêu (TTKNKN) tổ chức lớp tập huấn “Thúc đẩy cải thiện thực hành quản lý cho ăn trong nuôi tôm” cho 35 nông dân nuôi tôm.
Tại lớp tập huấn, bà con nông dân được nghe kỹ sư Huỳnh Quốc Khởi, Phó Giám đốc TTKNKN Bạc Liêu thông tin về tình hình nuôi thủy sản của Việt Nam và thế giới; những thách thức hiện nay của người nuôi tôm như: chất lượng giống, dịch bệnh ngày càng nguy hiểm, môi trường ô nhiễm, khí hậu thời tiết bất thường, chất lượng thức ăn và các giải pháp về an toàn vệ sinh, chất lượng giống tốt, chuẩn bị ao tốt và quản lý môi trường tốt, thức ăn chất lượng cao và quản lý thức ăn tốt, quản lý sức khỏe tôm nuôi tốt…
Thông qua lớp tập huấn, bà con đã nắm được những kỹ thuật chủ yếu để áp dụng vào nuôi các loài thủy sản có giá trị kinh tế theo hướng VietGAP tạo ra nguồn sản phẩm an toàn chất lượng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đặc biệt là quản lý thức ăn trong nuôi tôm một cách hiệu quả nhất.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, tình trạng xuống giống tự phát, không đồng loạt đang diễn ra phổ biến ở một số xã trên địa bàn huyện Hồng Ngự. Việc sản xuất cùng một cánh đồng nhưng nhiều trà lúa khi xuống giống không đồng loạt đã gây khó khăn trong công tác quản lý của địa phương cũng như phòng trừ dịch bệnh.

Theo các thương lái, nguyên nhân giảm giá do chỉ tiêu thụ nội địa, việc xuất khẩu sang một số nước như các năm trước đã bị giảm số lượng. Ngoài ra, hiện nay đang vào mùa của nhiều loại trái cây nên người tiêu dùng phần nào hạn chế ăn mít mà chuyển sang măng cụt, chôm chôm, thanh long, sầu riêng…

Mới chớm mùa Đông, nhiều nơi trên địa bàn huyện Quản Bạ có nhiệt độ lạnh về đêm, thường xuyên có sương muối dày đặc vào buổi sáng, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất; trong đo, việc bảo vệ đàn trâu, bò luôn là mối quan tâm của đồng bào nơi đây. Rút kinh nghiệm từ những năm trước, huyện đã chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng, chống rét cho đàn gia súc và vật nuôi.

Trong 6 tháng đầu năm 2014, diện tích cây cao su toàn tỉnh bị thanh lý và chặt bỏ là 1.749 ha. Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh: "Ngành cao su không nên chạy theo diện tích mà nên đi vào hướng thâm canh, tăng năng suất, tăng hiệu quả. Đặc biệt là tìm cách chế biến, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và hướng tới xuất khẩu".

Nhiều thương lái thu mua cua biển ở Cà Mau khẳng định, không có chuyện cua biển Cà Mau “bò” ra các vỉa hè ở Hà Nội hay trên Sài Gòn với giá siêu rẻ.