Bạc Liêu Phát Triển Đội Tàu Đánh Bắt Hơn 1.300 Chiếc

Số phương tiện khai thác đánh bắt từ năm 2013 đến nay tăng hơn 40 phương tiện so với năm 2012.
Nguyên nhân là nhờ hoạt động khai thác mang lại hiệu quả, các chủ phương tiện tranh thủ nhiều nguồn vốn để đầu tư đóng mới phương tiện. Trong đó, số phương tiện đánh bắt xa bờ có công suất từ 90CV trở lên hơn 480 tàu, chiếm 88% tổng số phương tiện đánh bắt toàn tỉnh Bạc Liêu.
Đến nay, Bạc Liêu có hơn 1.300 phương tiện khai thác thủy sản, với tổng sản lượng khai thác gần 100.000 tấn/năm và giải quyết việc làm cho hơn 6.950 lao động.
Có thể bạn quan tâm

Tối 15/10, tại Quảng trường 19/8, thành phố Yên Bái, Cục Công nghiệp địa phương, Bộ Công Thương đã phối hợp với Sở Công Thương Yên Bái tổ chức khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu các tỉnh phía Bắc năm 2014 và tôn vinh các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực.

Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản chín tháng qua đã đạt 22,7 tỷ USD, tăng 11,4% so với cùng kỳ 2013 và dự kiến cả năm có thể cán mốc 30 tỷ USD.

Gia đình ông Nguyễn Vân ở thôn 8 hiện có hơn 1.000 trụ tiêu đều phát triển tốt, nhiều năm nay, trung bình luôn cho sản lượng 4 tấn. Theo ông Vân thì hồ tiêu là cây trồng khó tính, đòi hỏi người nông dân phải tuân thủ chặt chẽ những kỹ thuật trong tất cả các khâu từ chọn giống, chuẩn bị đất đai, trồng và chăm sóc.

Đầu năm 2014, bản Nậm Nèn 1, xã Nậm Nèn, huyện Mường Chà bắt đầu xuất hiện một số mô hình nuôi tằm ăn lá sắn. Đến nay, sau hơn nửa năm, các mô hình ấy đều đang phát triển tốt, người dân đã thu hoạch được nhiều lứa tằm thịt, tạo thêm nguồn thu nhập đáng kể trong thời điểm nông nhàn.

Dù mới được thành lập và đi vào hoạt động được gần 2 năm nhưng mô hình Câu lạc bộ (CLB) giống cây trồng tại xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh đã mang lại hiệu quả thiết thực trong việc hỗ trợ giống, kinh nghiệm sản xuất cho nông dân trong xã. CLB cũng góp phần phát triển kinh tế và nâng cao đời sống hội viên nông dân trên địa bàn.