Bạc Liêu Gia Tăng Chuỗi Giá Trị Gạo Xuất Khẩu

Tập trung nâng dần diện tích liên kết sản xuất với nông dân, góp phần gia tăng chuỗi giá trị gạo, ổn định nguồn nguyên liệu, tham gia bình ổn giá, đầu tư trang thiết bị hiện đại nhằm xây dựng hệ thống khép kín... là những tiêu chí hàng đầu hiện nay của Công ty Lương thực Bạc Liêu. Ông Trần Quốc Thống- quyền Giám đốc- chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương về vấn đề này.
Xin ông cho biết kết quả hoạt động kinh doanh của công ty những tháng đầu năm 2014?
Từ đầu năm đến nay, tình hình kinh doanh của công ty đã có nhiều khởi sắc. Tính đến cuối tháng 6 năm 2014, tổng số mua vào khoảng 58 ngàn tấn đạt 64% kế hoạch tăng 144%, tổng số bán ra khoảng 46 ngàn tấn đạt 51% kế hoạch tăng 270%, đặc biệt sản lượng xuất khẩu trực tiếp tăng khá cao 400% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu đạt 11,4 triệu USD và đạt doanh số 482,2 tỷ đồng.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, công ty đã tham gia mua tạm trữ lúa gạo vụ đông xuân năm 2013 – 2014 với số lượng là 13 ngàn tấn đạt 100% chỉ tiêu được giao, góp phần giữ giá lúa có lợi cho bà con nông dân trong tỉnh. Để đạt được những kết quả trên bên cạnh sự chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo Tổng công ty Lương thực Miền Nam, còn có sự quan tâm, hỗ trợ từ các lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành trong tỉnh Bạc Liêu.
Song song với việc đầu tư liên kết xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, công ty cũng sẽ đầu tư nâng cấp mở rộng các cơ sở sản xuất chế biến, đặc biệt là hệ thống sấy lúa để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cho nông dân khi vào vụ thu hoạch.
Công ty đã có lộ trình như thế nào nhằm xây dựng chuỗi hệ thống khép kín?
Thực hiện Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn liền với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn, Tổng công ty Lương thực Miền Nam đã hoạch định lộ trình chiến lược và chỉ đạo triển khai đến các đơn vị thành viên thực hiện.
Đối với Công ty Lương thực Bạc Liêu từ vụ đông xuân 2011-2012 đến nay cũng đã triển khai thực hiện việc đầu tư sản xuất và bao tiêu sản phẩm trên địa bàn xã Ninh Quới A, huyện Hồng Dân, Bạc Liêu.
Song song với việc đầu tư liên kết xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, công ty cũng sẽ đầu tư nâng cấp mở rộng các cơ sở sản xuất chế biến, đặc biệt là hệ thống sấy lúa để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ lúa cho nông dân khi vào vụ thu hoạch.
Hiện nay, bên cạnh năng lực kho chứa sẵn có trên 50.000 tấn, công suất chế biến trên 70 tấn/giờ và sấy 30 tấn/mẻ, công ty đang tiến hành đầu tư mở rộng 8.000m2 diện tích kho chứa, lắp đặt 2 dây chuyền bóc vỏ lúa công suất mỗi dây từ 10-12 tấn/giờ và lắp đặt hệ thống sấy 100 tấn/mẻ tại xã Ninh Quới A huyện Hồng Dân (Bạc Liêu). Tất cả những biện pháp nêu trên đều nhằm mục đích tạo quy trình khép kín từ khâu sản xuất đến xuất khẩu để công ty ngày càng có bước phát triển bền vững hơn.
Ông nhận định như thế nào về thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam trong năm 2014?
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, xuất khẩu gạo từ đầu năm đến 20/6/2014 giảm nhiều so với cùng kỳ năm 2013, kể cả số lượng và giá trị. Vào thời điểm thu hoạch đông xuân vừa qua, giá lúa gạo trong nước đang ở mức thấp và Chính phủ cho triển khai mua tạm trữ 1 triệu tấn để giữ giá lúa có lợi cho nông dân.
Tuy nhiên vào giữa tháng 4/2014 khi ký được hợp đồng tập trung bán 800.000 ngàn tấn gạo cho Philippines thì giá lúa trong nước bắt đầu nhích lên và giữ ở mức cao hơn so với đầu năm. Hiện nay, thị trường Trung Quốc đang có dấu hiệu chững lại, nhưng thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam vẫn có nhiều tín hiệu khởi sắc khi nhiều thị trường lớn sau một thời gian gián đoạn đã quay lại xúc tiến mua gạo của Việt Nam như Malaysia, Philippines…
Cùng với việc giao 800.000 tấn gạo 15% tấm cho Philippines, Việt Nam cũng vừa ký bán cho Tập đoàn Bernas của Malaysia 200.000 tấn gạo 5% tấm. Từ những diễn biến tích cực trên, theo tôi thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam từ đây đến cuối năm sẽ tăng trưởng tốt và giá cả lúa gạo trong nước cũng như xuất khẩu sẽ ổn định có lợi cho người trồng lúa.
Xin cảm ơn ông!
Có thể bạn quan tâm

Đến nay, trên địa bàn huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế nông trại, gia trại mang tính sản xuất hàng hoá ngày càng cao như: Mô hình nuôi ong lấy mật, nuôi vịt lấy trứng, gà Tiên Yên, ngan... Trong đó, khôi phục và phát triển việc nuôi ngan địa phương là một trong những mô hình tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân. Huyện Tiên Yên có diện tích mặt nước rộng, thích hợp cho phát triển chăn nuôi thuỷ cầm, thuỷ sản theo hướng chăn nuôi tập trung. Từ lâu, người dân trên địa bàn huyện đã tiến hành nuôi ngan địa phương (hay còn gọi là ngan Tiên Yên) khá hiệu quả. Ngan Tiên Yên có đặc điểm thân hình tròn, gọn, trọng lượng lúc 5 tháng tuổi đạt 2,5-3kg/con. Thịt ngan Tiên Yên thơm ngon và có hương vị đặc biệt. Ngan địa phương ở đây được nuôi theo hình thức chăn thả, thức ăn chủ yếu là những sản phẩm nông nghiệp sẵn có của địa phương. Ngan Tiên Yên có thịt ngon nên được nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng, nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều. Vì vậy, thời gian qua, ngan Ti

Theo THX, Vụ trưởng Vụ Ngoại thương thuộc Bộ Thương mại Thái Lan Duangporn Rodphayathi cho biết nước này đang tìm cách xuất khẩu hàng triệu tấn gạo sang Trung Quốc và một số nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong nửa cuối năm nay.

7 năm trước, gia đình ông Nông Văn Thắng ở Thuận Phú (Đồng Phú - Bình Phước) chặt bỏ 3 ha điều để trồng cao su. Hiện cao su của gia đình ông đang trong thời kỳ thu hoạch năm thứ 3. Ông Thắng cho biết: “Giá mủ năm nay thấp mà chi phí thuê nhân công vẫn cao (5-6 triệu đồng/người/tháng) nên gia đình tôi tự cạo.

Ông Nguyễn Văn Hùng, nông dân ấp Phú Thọ, xã Tân Phú, huyện Tam Bình (Vĩnh Long) nói: "Hiện có rất nhiều sản phẩm phân bón phun trên lá bày bán ngoài thị trường. Nông dân chúng tôi rất rối trí khi chọn mua phân bón để phun cho cây trồng. Điển hình là các sản phẩm siêu ra hoa, đậu trái, hạ phèn, ra rễ nhanh, to hạt, đẹp màu.

Những năm qua, nhờ chuyển đổi sang trồng bắp lai trên nền đất lúa mà nhiều nông hộ ở huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) đã cải thiện được doanh thu đáng kể so với độc canh cây lúa như trước đây. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều loại nông sản khác, bắp lai vẫn “lận đận” trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ.