Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bạc Liêu Gia Tăng Chuỗi Giá Trị Gạo Xuất Khẩu

Bạc Liêu Gia Tăng Chuỗi Giá Trị Gạo Xuất Khẩu
Ngày đăng: 11/08/2014

Tập trung nâng dần diện tích liên kết sản xuất với nông dân, góp phần gia tăng chuỗi giá trị gạo, ổn định nguồn nguyên liệu, tham gia bình ổn giá, đầu tư trang thiết bị hiện đại nhằm xây dựng hệ thống khép kín... là những tiêu chí hàng đầu hiện nay của Công ty Lương thực Bạc Liêu. Ông Trần Quốc Thống- quyền Giám đốc- chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương về vấn đề này.

Xin ông cho biết kết quả hoạt động kinh doanh của công ty những tháng đầu năm 2014?

Từ đầu năm đến nay, tình hình kinh doanh của công ty đã có nhiều khởi sắc. Tính đến cuối tháng 6 năm 2014, tổng số mua vào khoảng 58 ngàn tấn đạt 64% kế hoạch tăng 144%, tổng số bán ra khoảng 46 ngàn tấn đạt 51% kế hoạch tăng 270%, đặc biệt sản lượng xuất khẩu trực tiếp tăng khá cao 400% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu đạt 11,4 triệu USD và đạt doanh số 482,2 tỷ đồng.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, công ty đã tham gia mua tạm trữ lúa gạo vụ đông xuân năm 2013 – 2014 với số lượng là 13 ngàn tấn đạt 100% chỉ tiêu được giao, góp phần giữ giá lúa có lợi cho bà con nông dân trong tỉnh. Để đạt được những kết quả trên bên cạnh sự chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo Tổng công ty Lương thực Miền Nam, còn có sự quan tâm, hỗ trợ từ các lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành trong tỉnh Bạc Liêu.

Song song với việc đầu tư liên kết xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, công ty cũng sẽ đầu tư nâng cấp mở rộng các cơ sở sản xuất chế biến, đặc biệt là hệ thống sấy lúa để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cho nông dân khi vào vụ thu hoạch.

Công ty đã có lộ trình như thế nào nhằm xây dựng chuỗi hệ thống khép kín?

Thực hiện Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn liền với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn, Tổng công ty Lương thực Miền Nam đã hoạch định lộ trình chiến lược và chỉ đạo triển khai đến các đơn vị thành viên thực hiện.

Đối với Công ty Lương thực Bạc Liêu từ vụ đông xuân 2011-2012 đến nay cũng đã triển khai thực hiện việc đầu tư sản xuất và bao tiêu sản phẩm trên địa bàn xã Ninh Quới A, huyện Hồng Dân, Bạc Liêu.

Song song với việc đầu tư liên kết xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, công ty cũng sẽ đầu tư nâng cấp mở rộng các cơ sở sản xuất chế biến, đặc biệt là hệ thống sấy lúa để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ lúa cho nông dân khi vào vụ thu hoạch.

Hiện nay, bên cạnh năng lực kho chứa sẵn có trên 50.000 tấn, công suất chế biến trên 70 tấn/giờ và sấy 30 tấn/mẻ, công ty đang tiến hành đầu tư mở rộng 8.000m2 diện tích kho chứa, lắp đặt 2 dây chuyền bóc vỏ lúa công suất mỗi dây từ 10-12 tấn/giờ và lắp đặt hệ thống sấy 100 tấn/mẻ tại xã Ninh Quới A huyện Hồng Dân (Bạc Liêu). Tất cả những biện pháp nêu trên đều nhằm mục đích tạo quy trình khép kín từ khâu sản xuất đến xuất khẩu để công ty ngày càng có bước phát triển bền vững hơn.

Ông nhận định như thế nào về thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam trong năm 2014?

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, xuất khẩu gạo từ đầu năm đến 20/6/2014 giảm nhiều so với cùng kỳ năm 2013, kể cả số lượng và giá trị. Vào thời điểm thu hoạch đông xuân vừa qua, giá lúa gạo trong nước đang ở mức thấp và Chính phủ cho triển khai mua tạm trữ 1 triệu tấn để giữ giá lúa có lợi cho nông dân.

Tuy nhiên vào giữa tháng 4/2014 khi ký được hợp đồng tập trung bán 800.000 ngàn tấn gạo cho Philippines thì giá lúa trong nước bắt đầu nhích lên và giữ ở mức cao hơn so với đầu năm. Hiện nay, thị trường Trung Quốc đang có dấu hiệu chững lại, nhưng thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam vẫn có nhiều tín hiệu khởi sắc khi nhiều thị trường lớn sau một thời gian gián đoạn đã quay lại xúc tiến mua gạo của Việt Nam như Malaysia, Philippines…

Cùng với việc giao 800.000 tấn gạo 15% tấm cho Philippines, Việt Nam cũng vừa ký bán cho Tập đoàn Bernas của Malaysia 200.000 tấn gạo 5% tấm. Từ những diễn biến tích cực trên, theo tôi thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam từ đây đến cuối năm sẽ tăng trưởng tốt và giá cả lúa gạo trong nước cũng như xuất khẩu sẽ ổn định có lợi cho người trồng lúa.

Xin cảm ơn ông!


Có thể bạn quan tâm

Bất An Với Các “Lâu Đài” Dụ Yến Bất An Với Các “Lâu Đài” Dụ Yến

Bất chấp ô nhiễm môi trường và nguy cơ lây lan dịch cúm gia cầm, nhiều người ở ĐBSCL vẫn bỏ ra hàng trăm triệu đồng, thậm chí cả tỉ đồng, để xây nhà dụ chim yến giữa khu dân cư

11/02/2014
Ngành Chăn Nuôi Việt Nam Đổi Mới Để Tự Cứu Mình Ngành Chăn Nuôi Việt Nam Đổi Mới Để Tự Cứu Mình

Năm 2014 được dự báo là một năm đầy khó khăn, thách thức với ngành chăn nuôi Việt Nam trong bối cảnh đất nước ngày càng hội nhập sâu với khu vực và thế giới. Bởi vậy, yêu cầu đặt ra cho ngành chăn nuôi là phải đẩy mạnh tái cơ cấu để nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng sức cạnh tranh.

11/02/2014
Phát Sinh Ổ Dịch Lở Mồm Long Móng Phát Sinh Ổ Dịch Lở Mồm Long Móng

Tin từ Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), dịch lở mồm long móng type A đang xảy ra tại 12 xã của 3 huyện Trùng Khánh, Trà Lĩnh và Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng với 217 gia súc mắc bệnh.

11/02/2014
Cấp Cho Người Dân Hơn 600 Con Gia Súc Và 3.000 Con Gia Cầm Cấp Cho Người Dân Hơn 600 Con Gia Súc Và 3.000 Con Gia Cầm

Đã có hơn 600 hộ dân tại 10 xã, thị trấn trên địa bàn huyện nhận được con giống hỗ trợ. Đối tượng được nhận con giống lần này là các hộ nghèo, thiếu vốn sản xuất, hộ đồng bào dân tộc thiểu số và hộ có điều kiện chăn nuôi ở vùng đặc biệt khó khan.

11/02/2014
Heo Hơi Giảm Giá Heo Hơi Giảm Giá

Tin từ các các chủ trại nuôi heo trên địa bàn huyện Long Thành (Đồng Nai) cho biết, so với thời điểm giáp tết, giá heo hơi bán tại trại đã giảm từ 5 triệu đồng/tạ xuống còn 4,9 triệu đồng/tạ.

11/02/2014