Bạc Liêu Bồi Thường Cho Các Hộ Nuôi Tôm Bị Thiệt Hại Hơn 11,7 Tỷ Đồng

Theo ngành Nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu, đến nay, có hơn 160 hộ nuôi trồng thủy sản tham gia bảo hiểm cho con tôm với tổng diện tích tham gia trên 180ha (gồm 256 hợp đồng). Tổng chi chí bảo hiểm cho con tôm hơn 9,44 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Nhà nước hỗ trợ gần 5,7 tỷ đồng.
Đến nay, đã phát sinh thiệt hại hơn 151ha (của 138 hộ/209 hợp đồng) với tổng số tiền bồi thường ước tính hơn 12 tỷ đồng. Đơn vị bảo hiểm đã bồi thường hơn 11,7 tỷ đồng/121 hộ bị thiệt hại.
Chính sách bảo hiểm cho con tôm được xem là một trong những giải pháp nhằm giúp người nuôi tôm giảm bớt khó khăn, có điều kiện tái đầu tư cho sản xuất khi gặp rủi ro. Tuy nhiên, số hộ tham gia bảo hiểm cho con tôm hiện nay vẫn chưa nhiều.
Có thể bạn quan tâm

Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế của ngành chức năng thì hiệu quả kinh tế của cây mía chưa cao, nhất là những diện tích mía tơ (năm đầu) lợi nhuận thấp (chỉ khoảng 3 triệu đồng/ha). Cũng do những vùng đất này trước bị bỏ hoang, nên dinh dưỡng trong đất kém, do đó phải chờ đến năm thứ 2, thứ 3 (mía gốc), nông dân mới có lợi nhuận từ 15 đến 20 triệu đồng/ha/năm.

Những vườn tiêu xanh tốt bời bời trên vùng đất Kông Chro (Gia Lai) là hình ảnh rất hiếm gặp. Tuy nhiên, đi qua 2 xã Yang Trung và Chơ Long, chứng kiến nhiều vườn tiêu cả ngàn trụ, năng suất không thua kém “thủ phủ” hồ tiêu của tỉnh dễ khiến người ta tò mò...

Hiện tại, trên địa bàn phường Quảng Tiến (Sầm Sơn) có trên 250 tàu thuyền, trong đó gần 40 chiếc tàu chuyên làm dịch vụ hậu cần trên biển với trên 200 lao động tham gia. Hoạt động thu mua của các tàu dịch vụ lại chiếm tới 50% tổng thu nhập từ nghề biển của địa phương. Mỗi chuyến một tàu dịch vụ có thể thu mua được hàng chục tấn hải sản.

Năm 2014, từ nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa đã triển khai xây dựng mô hình “Sản xuất và thâm canh tổng hợp cho cây mía phục vụ chế biến đường công nghiệp” tại xã Xuân Châu (Thọ Xuân) với quy mô 5 ha, 5 hộ tham gia bằng giống mía Quế Đường 94-119.

Chỉ dẫn địa lý (geographical Indication- GI) trên sản phẩm sẽ chỉ rõ một sản phẩm có nguồn gốc ở một vùng hoặc một địa danh cụ thể và gắn liền với những phương thức sản xuất truyền thống có danh tiếng.