Bạc Liêu Bồi Thường Cho Các Hộ Nuôi Tôm Bị Thiệt Hại Hơn 11,7 Tỷ Đồng

Theo ngành Nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu, đến nay, có hơn 160 hộ nuôi trồng thủy sản tham gia bảo hiểm cho con tôm với tổng diện tích tham gia trên 180ha (gồm 256 hợp đồng). Tổng chi chí bảo hiểm cho con tôm hơn 9,44 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Nhà nước hỗ trợ gần 5,7 tỷ đồng.
Đến nay, đã phát sinh thiệt hại hơn 151ha (của 138 hộ/209 hợp đồng) với tổng số tiền bồi thường ước tính hơn 12 tỷ đồng. Đơn vị bảo hiểm đã bồi thường hơn 11,7 tỷ đồng/121 hộ bị thiệt hại.
Chính sách bảo hiểm cho con tôm được xem là một trong những giải pháp nhằm giúp người nuôi tôm giảm bớt khó khăn, có điều kiện tái đầu tư cho sản xuất khi gặp rủi ro. Tuy nhiên, số hộ tham gia bảo hiểm cho con tôm hiện nay vẫn chưa nhiều.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày này, về xã An Xuân (Tuy An, Phú Yên), mọi người có thể bắt gặp những “nàng” ngựa thong dong thồ nông sản từ các khu sản xuất về nhà dân. Theo các cụ cao niên, do địa hình hiểm trở, đa phần rộng, rẫy ở vùng núi, dốc đứng nên từ bao đời nay, những con ngựa thồ đã gắn bó mật thiết với cuộc sống của người dân nơi đây.

Vụ chiêm - xuân năm nay, huyện Như Thanh (Thanh Hoá) phấn đấu gieo cấy 3.197 ha; trong đó 75% diện tích cấy giống lúa lai, 85% diện tích bón phân viên dúi sâu.

Chỉ có 300 m2 đất vườn, nên ông Đồng Rân, ở thôn 2, xã Nghĩa Dõng (TP. Quảng Ngãi) quyết định tận dụng để chăn nuôi và trồng cà chua.

Những năm gần đây, ngoài sản xuất lúa hàng hóa, nông dân huyện Cai Lậy (Tiền Giang) còn nhân rộng mô hình sản xuất lúa giống. Những nông dân có điều kiện về đất đai, tâm huyết với nghề đã tập hợp, liên kết để cùng trao đổi kinh nghiệm sản xuất, cung ứng lúa giống cho thị trường.

Bước vào sản suất vụ xuân 2014, tỉnh Hà Tĩnh đã phải tập trung khắc phục hậu quả sự cố 95,5 tấn giống lúa VTNA2 có tỷ lệ nảy mầm không đạt tiêu chuẩn do Tổng Công ty CP Vật tư nông nghiệp Nghệ An cung ứng.