Bắc Hà (Lào Cai) thu hơn 250 tấn lá atisô tươi

Diện tích atisô được trồng tại huyện Bắc Hà trong năm 2014 là 16 ha tại các xã: Na Hối 6 ha, Lùng Phình 4 ha, Tà Chải 5 ha, Lầu Thí Ngài 1 ha, đến 2015 cho thu hoạch.
Kết thúc thu hoạch lá tươi trong vụ, người dân xã Na hối thu 94.042kg lá tươi, Lùng Phình là 118.000kg, Tà Chải là 17.026kg, Lầu Thí Ngài là 4.740kg.
Bên cạnh việc thu hoạch lá atisô để bán cho Công ty TNHH một thành viên Traphaco Sa Pa, các hộ nông dân trên địa bàn đã nấu cao khoảng 17 tấn lá tươi để bán ra thị trường. Hai hợp tác xã tại Bắc Hà cũng đã nấu được 10.573kg cao atisô lỏng.
Ngoài ra, diện tích 16 ha atisô của Bắc Hà còn cho thu hoạch 2,6 tấn hoa atisô tươi. Tổng thu lá và hoa atisô tươi đã mang lại nguồn thu hơn 730 tiệu đồng cho nông dân. Hiện, nông dân các xã đang tiếp tục thu hoạch hạt giống, củ và thân cây atisô.
Có thể bạn quan tâm

Đầm Dơi là huyện có diện tích nuôi tôm công nghiệp lớn nhất tỉnh Cà Mau. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, những năm qua, cấp ủy và UBND huyện, xã, thị trấn có kế hoạch chỉ đạo cụ thể, sát thực tế, ngành chuyên môn tích cực tổ chức thực hiện, nhân dân có quyết tâm cao nên diện tích phát triển nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện không ngừng tăng lên.

Với trách nhiệm của mình, thời gian qua Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ ngành liên quan có những giải pháp phù hợp để giải quyết những tranh chấp thương mại, xóa bỏ những rào cản kỹ thuật mà một số nước đã áp đặt lên một số mặt hàng thủy sản có ưu thế của Việt Nam.

Sáng 19-4, tại xã Thụy Tân, huyện Thái Thụy (tỉnh Thái Bình), Công ty TNHH chế biến thủy sản Thụy Hải đã đưa vào hoạt động Nhà máy chế biến bột cá công suất 450 tấn cá nguyên liệu/ngày. Đây là một trong những nhà máy chế biến bột cá hiện đại và có quy mô lớn nhất châu Á.

Nuôi thỏ là một nghề rất mới với người dân miền núi, tuy nhiên với quy trình chăn nuôi khép kín từ cung ứng giống, tập huấn khoa học kỹ thuật đến bao tiêu sản phẩm cho người dân, mô hình chăn nuôi thỏ quy mô nông hộ do Công ty cổ phần thương mại và sản xuất thực phẩm Hà Nội đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người nông dân.

Giá trị chăn nuôi ĐVHD đem lại vào khoảng 8 tỷ đồng/ha/năm. Tuy nhiên, do thị trường tiêu thụ sản phẩm ĐVHD không ổn định, nên phong trào chăn nuôi ĐVHD trên địa bàn huyện có xu hướng giảm về quy mô và giống loài.