Bắc Giang thắng vụ vải thiều 2015

Theo Cổng TTĐT tỉnh Bắc Giang, sản lượng vải thiều năm nay của cả tỉnh ước đạt 187.700 tấn (tương đương năm 2014). Lượng vải tập trung các huyện: Lục Ngạn, Tân Yên, Yên Thế, Lục Nam…
Tiêu thụ thuận lợi
Nhìn chung, công tác tiêu thụ vải thiều năm nay trên địa bàn tỉnh khá thuận lợi, giá bán ổn định và cao hơn so với các năm trước. Năm nay, người trồng vải không phải chịu cảnh bị thương nhân thu mua ép cân, ép giá. Việc xuất khẩu vải thiều khá thuận lợi, nhanh chóng. Các sản phẩm phụ trợ như đá, thùng xốp có nguồn cung ứng dồi dào, giá cả ổn định hơn những mùa trước.
Lượng vải tươi của Bắc Giang tiêu thụ trên thị trường nội địa khoảng 100.000 tấn, trong đó, thị trường phía Nam tiêu thụ khoảng 60.000 tấn, chiếm 60% tổng sản lượng tiêu thụ nội địa.
Thị trường xuất khẩu vải thiều tươi chủ yếu vẫn là thị trường Trung Quốc qua các cửa khẩu Hà Giang, Lạng Sơn, Lào Cai, tổng cộng ước đạt 67.000 tấn.
Ngoài thị trường Trung Quốc, năm nay Bắc Giang xuất khẩu vải sang thị trường các nước khác như Mỹ (2,4 tấn), Pháp (2,1 tấn), Malaysia (75 tấn), Lào (13 tấn), Australia và Anh (khoảng 50 tấn). Giá vải tươi xuất khẩu dao động từ 17.000 - 21.000 đồng/kg.
Các “nhà” vào cuộc
Một trong những thuận lợi của mùa vải năm nay là nhiều “nhà” cùng vào cuộc đưa quả vải ra thị trường.
Theo đó, nhà nông, nhà khoa học đã ứng dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) và thực hành sản xuất nông nghiệp tốt toàn cầu (GlobalGAP) cho cây vải thiều. Điều này làm chất lượng quả tăng cao, bảo đảm an toàn thực phẩm.
Nhà nước (Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNN, các địa phương) và doanh nghiệp chủ động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, bảo đảm các điều kiện cần thiết để việc mua, bán vải thiều thuận lợi. Nhiều siêu thị lớn như BigC, Co.opmart… tổ chức chương trình khuyến mãi hỗ trợ tiêu thụ vải thiều. Vietnam Airline chọn vải thiều làm món tráng miệng cho thực khách trên hơn 1.000 chuyến bay.
Các nhà báo cũng vào cuộc rất tích cực thông tin về quả vải Bắc Giang, nhất là các chuyến hàng xuất ngoại. Việc quảng bá của báo chí cũng giúp cho hình ảnh quả vải vươn xa.
Thành công của mùa vải năm nay sẽ giúp Bắc Giang tổ chức tốt mùa vụ năm tới.
Có thể bạn quan tâm

Chị Thanh cho biết: “Do đa cây, đa con nên tôi có nhiều nguồn thu khác nhau trong một năm, không bị phụ thuộc quá nhiều vào thu nhập từ mỗi mùa vụ. Hơn nữa, tôi còn có thể chủ động được vốn đầu tư qua lại giữa cây, con. Cụ thể như việc mỗi năm, tôi có thể nuôi được gần 3 lứa heo.

Theo dự báo, vải thiều Lục Ngạn năm nay sẽ được mùa và được cả giá. Ông Chu Văn Báo – Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Ngạn cho biết: "Thời tiết đầu vụ vải năm nay không thuận lắm, mưa nhiều trong thời gian vải ra hoa và đậu quả nên quả non bị rụng khá nhiều".

Trên ruộng ớt dần chết khô tại cánh đồng Trự Càn, lão nông Nguyễn Văn Hòa - ngụ xóm 6, xã Khánh Sơn - cho biết tháng 11/2013, nghe thông báo trồng giống ớt có xuất xứ Trung Quốc năng suất cao, sản phẩm sẽ được bao tiêu ngay nên cũng như nhiều hộ dân khác, gia đình ông làm 2 sào.

Nhằm giảm thiểu thiệt hại do hội chứng tôm chết sớm trong tháng đầu tiên thả giống nuôi, hạn chế rủi ro, tăng hiệu quả kinh tế, Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư (KNKN) đã phối hợp với Trung tâm Giống thủy sản (GTS) đã thực hiện mô hình “Ương nuôi tôm thẻ chân trắng trong nhà trước khi đưa ra nuôi thương phẩm”. Mô hình được thực hiện ở vụ 1.2014, tại xã Mỹ Thắng - huyện Phù Mỹ (Bình Định), diện tích ao nuôi 600 m2.

Sau bốn tháng nuôi, bình quân năng suất cá trê lai sẽ đạt 1,8-2 tấn/ao. Đặc biệt, với 4 ao nuôi rộng 2.000 m2, người chăn nuôi sẽ lãi ròng khoảng 200 triệu đồng/năm.