Bắc Giang: Sinh Sản Nhân Tạo Cá Trắm Đen

Nhằm chủ động giống thủy sản, Chi cục Thủy sản Bắc Giang triển khai đề tài khoa học “Nghiên cứu khả năng sinh sản nhân tạo cá trắm đen”, đã được Hội đồng nghiệm thu với kết quả khả quan.
Cụ thể, đề tài chọn 6 cặp cá trắm đen bố mẹ có độ tuổi từ 3-4 năm tuổi, trọng lượng 6-8 kg/con đưa vào nuôi vỗ. Sau 4 tháng nuôi cho thấy, 6 cặp cá bố mẹ khỏe mạnh, không có dấu hiệu bệnh và tỷ lệ thành thục trước khi sinh sản đạt 100%. Tiến hành tiêm kích dục tố LRHA + DOM để cá sinh sản và cho thụ tinh tự nhiên trong bể đẻ, kết quả thu được khoảng 150 vạn trứng, tỷ lệ thụ tinh đạt 90% và tỷ lệ trứng nở 85% khi cho ấp trứng trong bể vòng.
Đề tài cũng tiến hành ương nuôi 16,7 vạn cá bột, sau 90 ngày ương từ cá bột lên cá giống cấp 3 thì số lượng cá giống thu được gần 125.000 con. Kết quả trên khẳng định, cá trắm đen có khả năng sinh sản nhân tạo tại Bắc Giang bằng phương pháp tiêm kích dục tố với tỷ lệ trứng đạt cao.
Có thể bạn quan tâm

Trên cơ sở đạt được từ việc lai tạo thành công giống lợn rừng 1/2 máu lai giữa đực rừng thuần Thái Lan và nái Móng Cái, Cty CP Giống chăn nuôi Thái Bình tiếp tục lai tạo thành công giống lợn lai F2 mang 3/4 máu lợn rừng.

Giống lúa OM 6976 đưa vào SX tại xã Đại Quang tỏ ra thích nghi, sinh trưởng phát triển khá tốt.

Giống KM98-1 được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận năm 1999 cho các vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên.

Hai giống bắp nếp lai HN88 và HN90 lần đầu tiên khảo nghiệm, được khẳng định đã “bén duyên” trên đất Huế, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế của người dân.

Hôm qua 11.7, tại xã Bình Nam, huyện Thăng Bình, Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh tổ chức hội nghị báo cáo kết quả mô hình sản xuất đậu phộng hè năm 2013. Đậu phụng là cây trồng xóa đói, giảm nghèo, ở những vùng không thể chủ động nước tưới, có thể mang lại hiệu quả cao hơn gấp 1,5 - 2 lần so với lúa. Mô hình được tiến hành thí điểm trên diện tích 7ha ở thôn Nghĩa Hòa, xã Bình Nam với 110 hộ tham gia trồng giống mới L23 để so với giống truyền thống là sẻ Tây Nguyên.