Bắc Giang Nuôi Cá An Toàn Sinh Học

Chi cục Thú y tỉnh Bắc Giang, Phòng NN-PTNT huyện Hiệp Hòa vừa tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá mô hình điểm nuôi cá an toàn sinh học tại xã Thái Sơn.
Các hộ ông Nguyễn Văn Tỉnh, Nguyễn Văn Quân tham gia mô hình (1 ha) được hỗ trợ máy tạo oxy, thức ăn, chế phẩm sinh học EMC và được hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh.
Cứ 10 - 15 ngày nước ao được xử lý 1 lần bằng chế phẩm sinh học, tỷ lệ cá nuôi sống đạt cao, rút ngắn thời gian nuôi.
Cá lớn nhanh, tốc độ tăng trọng bình quân đạt 1,7 - 2,2 gr/con/tháng, hiệu quả kinh tế đạt 100 triệu đ/ha.
Có thể bạn quan tâm

Ở huyện Đại Từ (Thái Nguyên), nhiều nông dân gọi ông Lê Xuân Đình, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vạn Thọ là “ông sọc dưa”. Cái tên ngồ ngộ này được nông dân trong vùng gắn cho, lâu ngày thành quen miệng. Bản thân ông Đình cũng thấy vui, vì cái việc chăn nuôi lợn rừng, cung cấp giống lợn rừng cho nông dân trong vùng đã trở nên quen thuộc.

Hiện nay Ninh Bình có khoảng 2.600 hộ gia đình, 3 doanh nghiệp và 15 tổ hợp tác với gần 8.000 lao động thường xuyên tham gia trồng nấm. Sản lượng nấm tươi hàng năm ước đạt 4.500 tấn, cho hiệu quả kinh tế gần 40 tỷ đồng.

Ngành tôm không chỉ bị ảnh hưởng bởi EMS mà còn rất nhiều dịch bệnh khác. Tuy nhiên, EMS là hội chứng mới nên đang thu hút quan tâm. Đáng lo ngại là cho tới thời điểm này vẫn chưa tìm ra nguồn gốc cũng như nguyên nhân gây bệnh của EMS và do đó chưa thể có phương pháp điều trị hội chứng này

Tháng 4, ĐBSCL vào cao điểm mùa khô, đồng thời cũng trùng với thời kỳ thu hoạch rộ khoai mỡ trên Đồng Tháp Mười. Thích hợp với thổ nhưỡng vùng đất nhiễm phèn, thiên nhiên khắc nghiệt, dễ trồng, dễ chăm sóc, khoai mỡ là cây trồng giúp bà con miền đất mới dựng nên cơ nghiệp.

Vụ dong riềng năm nay, người dân các xã Tiền Yên, Đắc Sở, Cát Quế... (Hoài Đức, Hà Nội) trúng đậm, vì được mùa, được giá. Trung bình, mỗi sào dong thu 3 – 4 tấn. Với giá 1.700 đồng/kg, bà con thu lãi gấp đôi trồng lúa.