Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bác Ái Phát Triển Chăn Nuôi

Bác Ái Phát Triển Chăn Nuôi
Ngày đăng: 29/07/2013

Những năm gần đây, với việc triển khai nhân rộng thêm nhiều mô hình sản xuất trong nông nghiệp, thì việc đầu tư tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng tăng tỷ trọng đàn và bán công nghiệp của huyện Bác Ái đã có những chuyển biến tích cực.

Là huyện miền núi, với hơn 95% dân số là đồng bào Raglai sinh sống, địa phương có diện tích đất canh tác rộng, nguồn nước tưới luôn được chủ động. Cấp ủy và chính quyền địa phương luôn xác định phát triển nông nghiệp vẫn là nguồn kinh tế chủ yếu của huyện (chiếm khoảng 70% tỷ trọng). Bên cạnh việc phát triển trồng trọt, huyện xác định tập trung phát triển chăn nuôi, đặc biệt là đàn gia súc chính là thế mạnh của địa phương.

Nếu như hơn 5 năm trước, số lượng đàn gia súc, gia cầm của địa phương chỉ vài ngàn con thì đến nay tổng đàn gia súc toàn huyện đã vượt con số 30.000 con. Trong đó riêng đàn trâu, bò đã có hơn 16.000 con, đàn heo chiếm hơn 12.200 con. Để tìm hướng đi phù hợp cho ngành chăn nuôi của địa phương, giúp bà con ngày càng tiếp cận hơn với hướng chăn nuôi mới, theo hướng bán công nghiệp, được sự phối hợp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cùng các nguồn vốn hỗ trợ từ nhiều chương trình mục tiêu quốc gia khác, huyện đã tập trung vào cải tạo đàn gia súc.

Từ việc đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân chuyển từ tập quán chăn thả sang chăn nuôi tại nhà, đồng thời tận dụng triệt để các loại nông sản phụ phẩm như rơm, rạ…và kết hợp trồng cỏ để tạo thêm nguồn thức ăn, đến việc hướng dẫn bà con cách tiêm phòng dịch bệnh, vắc-xin nâng cao chất lượng của đàn gia súc.

Từ những giải pháp thiết thực trên, đàn gia súc luôn tăng số lượng qua từng năm và đảm bảo chất lượng. Ngoài việc phát triển chăn nuôi gia súc theo hướng tăng bầy đàn và chất lượng thì hiện nay việc phát triển đàn heo nạc theo hướng nuôi gia công kết hợp cũng đang phát triển nhanh.

Toàn huyện hiện đã có 8 trang trại nuôi heo gia công với Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam với lượng đàn vài ngàn con, đa số công lao động nuôi tại các trang trại này là người địa phương và đây cũng là giải pháp góp phần giải quyết thêm nhu cầu lao động cho bà con trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, việc phát triển chăn nuôi theo mô hình kinh tế tổng hợp, kết hợp nuôi và trồng, phát triển đàn gia cầm cũng đang từng bước được bà con áp dụng để mở ra thêm hướng mới trong việc phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững.

Từ những định hướng trên, những năm qua ngành chăn nuôi ở huyện Bác Ái đã và đang có bước phát triển đáng kể, góp phần thúc đẩy kinh tế huyện nhà ngày một đi lên. Riêng trong năm 2012, ngành chăn nuôi tăng cơ cấu giá trị sản xuất từ 27% lên đến 35% trong ngành nông nghiệp của huyện.

Để tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ đề ra trong mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững của huyện; việc vận động nhân dân đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng và đầu tư chăn nuôi, đặc biệt là hướng phát triển tăng đàn và chất lượng đàn, nhân rộng các mô hình mới là nhiệm vụ hàng đầu của địa phương. Bên cạnh đó, triển khai các đề án tạo mọi điều kiện hỗ trợ cho bà con tối đa trong chăn nuôi như: tập huấn kỹ năng chăn nuôi cho bà con, chuyển đổi các loại giống lai, xây dựng mở rộng thêm nhiều hồ nước, đồng cỏ… để ngành chăn nuôi ngày một phát triển bền vững, góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân miền núi.


Có thể bạn quan tâm

Vụ Bắp Bị Ảnh Hưởng Nắng Nóng Vụ Bắp Bị Ảnh Hưởng Nắng Nóng

Mùa mưa năm nay đến muộn hơn nên lịch xuống giống các cây trồng cạn ở vùng Tây Nguyên và Đông Nam bộ chủ yếu sử dụng nước mưa như cây bắp lai, cây đậu đều bị chậm lại. Những trà bắp tỉa đón mưa tại khu vực này mọc không đều, bị chết cây, héo lá; việc bón phân định kỳ không thực hiện được.

24/06/2014
Sản Xuất Rau Màu Sạch Sản Xuất Rau Màu Sạch

Trong mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng, Ngành Nông Nghiệp khuyến khích và áp dụng các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất, chế biến hàng hóa nông – lâm - thủy sản để thúc đẩy sản xuất hàng nông sản chất lượng cao trong tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, vừa phát triển sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, thúc đẩy thương mại-dịch vụ phát triển.

27/11/2014
Đồng Tháp Phát Triển Tôm Càng Xanh Bền Vững Đồng Tháp Phát Triển Tôm Càng Xanh Bền Vững

VN là một trong các quốc gia nuôi TCX lớn trên thế giới (sản lượng sau Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ, Thái Lan, Đài Loan). Vùng nuôi trọng điểm là ở khu vực ĐBSCL, tập trung ở các tỉnh Đồng Tháp, Bến Tre, An Giang, Cần Thơ và các tỉnh ven biển.

24/06/2014
Hiệu Quả Bước Đầu Từ Mô Hình Nuôi Cá Chiên Trong Lồng Hiệu Quả Bước Đầu Từ Mô Hình Nuôi Cá Chiên Trong Lồng

Với lợi thế có nhiều sông ngòi, diện tích hồ chứa khá lớn nên nghề nuôi trồng thủy sản trên hồ chứa ở Nghệ An đã và đang phát triển, góp phần không nhỏ giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống người dân vùng nông thôn, thúc đẩy kinh tế các xã vùng lòng hồ, ven sông phát triển.

24/06/2014
Ngã Năm Xây Dựng Con Đường Lúa Thơm Ngã Năm Xây Dựng Con Đường Lúa Thơm

Quốc lộ Quản Lộ - Phụng Hiệp dài hơn 119 km đi qua 4 tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau, song song với tuyến kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp. Điểm khởi đầu tại thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang và điểm cuối là thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau. Trong đó, đoạn qua thị xã Ngã Năm dài khoảng 18 km, dọc theo hai bên tuyến Quốc lộ này đang hình thành vùng lúa đặc sản ST và sẽ trở thành con đường lúa thơm đặc sắc của Sóc Trăng

27/11/2014