Bà Rịa – Vũng Tàu Xây Dựng Thành Công Mô Hình Ương Giống Tôm Chân Trắng

Năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã triển khai mô hình trình diễn “Ương giống tôm chân trắng” tại hộ ông Phạm Văn Trí ở ấp Ông Tô, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc – khu vực có diện tích nôi tôm công nghiệp lớn nhất toàn tỉnh hiện nay (trên 150 ha).
Sau thời gian ương 30 ngày, Trung tâm đã tiến hành hội thảo và đánh giá kết quả mô hình như sau: Tỷ lệ sống đạt >90%, tốc độ tăng trưởng tốt (khối lượng bình quân: 2,08 g/con); do ao ương có diện tích nhỏ và khép kín, giúp kiểm soát tốt được chất lượng môi trường nước, hóa chất xử lý và phòng trị bệnh, từ đó giảm chi phí thuốc, hóa chất xử lý, kiểm soát tốt hơn lượng thức ăn tiêu thụ (lượng thức ăn giảm khoảng 40-50% trong tháng đầu so với ao nuôi thả trực tiếp). Với kết quả này hiệu quả mô hình ước tính trên 120.000.000 đồng.
Để được kết quả như trên, kỹ sư Vũ Đức Chính – cán bộ kỹ thuật mô hình có nhận xét: Người nuôi phải tuân thủ chặt chẽ quy trình kỹ thuật; công trình nuôi phải đầu tư bài bản (lót bạt toàn bộ ao ương, có hệ thống rào và mái che bằng lưới; hệ thống quạt nước và máy sục oxy đáy sử dụng điện lưới 3 pha….). Từ đó, hạn chế rủi ro do biến động môi trường và dịch bệnh xảy ra, tôm giống có khả năng kháng bệnh tốt (đặc biệt là bệnh chết sớm- hoại tử gan tụy).
Từ kết quả mô hình, Trung tâm sẽ triển khai mô hình tiếp theo là sử dụng con giống sau khi ương để nuôi thương phẩm, đồng thời cũng tiếp tục theo dõi kết quả nuôi thương phẩm của mô hình để có đánh giá kết quả sau này. Bên cạnh đó làm tốt công tác chuyển giao kết quả từ mô hình ương thành công cho người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, bọ cánh cứng hại dừa phát triển mạnh, gây thiệt hại nặng cho nhiều diện tích dừa ở Phù Cát (Bình Định); mặc dù các chủ vườn dừa đã áp dụng một số biện pháp như: phun thuốc hóa học, đặt muối, ong ký sinh... để phòng trừ, nhưng hiệu quả không cao.

Dù có nguồn gốc, xuất xứ từ những vùng đất khác nhưng khi du nhập vào Gia Lai, những loại cây ăn trái như nhãn lồng, sầu riêng, vải... thích nghi được với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây và cho ra những sản phẩm gắn thương hiệu Gia Lai đã chiếm được niềm tin của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Anh Huỳnh Tấn Lộc, ở ấp Tân Sơn, xã Ngũ Hiệp. Hôm chúng tôi đến, anh đang tất bật xử lý cho sầu riêng ra hoa để kịp thu hoạch vào dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015. Sinh ra và lớn lên ở vùng đất này, anh Lộc gắn bó với cây sầu riêng từ rất sớm. Hiện anh Lộc có 0,8 ha vườn trồng 160 cây sầu riêng hạt lép, giống Monthon và Ri 6.

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, nghề nuôi nghêu ở vùng biển Gò Công đã có những bước phát triển nhảy vọt, góp phần cải thiện đời sống ngư dân và làm thay đổi bộ mặt nông thôn ven biển. Tuy nhiên, những năm gần đây nghề nuôi nghêu ở đây ngày càng đối diện với nhiều khó khăn về thời tiết, dịch bệnh, giá cả... và có dấu hiệu chững lại về diện tích, sản lượng nghêu nuôi.

Các loại cây trồng vụ hè thu năm nay có có diện tích tăng so với vụ hè thu 2013 là cây lúa 42.223 ha, đạt 108% kế hoạch, tăng 3,3% so vụ cùng kỳ; cây công nghiệp ngắn ngày 7.311 ha, tăng 11% (trong đó cây mè 5.325 ha, tăng 11% và cây đậu phụng 1.949 ha, tăng 8,1%). Diện tích lúa tăng do chủ động được nguồn nước; hệ thống kênh mương thủy lợi đáp ứng được nguồn nước tưới.