Bà Rịa – Vũng Tàu Xây Dựng Thành Công Mô Hình Ương Giống Tôm Chân Trắng

Năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã triển khai mô hình trình diễn “Ương giống tôm chân trắng” tại hộ ông Phạm Văn Trí ở ấp Ông Tô, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc – khu vực có diện tích nôi tôm công nghiệp lớn nhất toàn tỉnh hiện nay (trên 150 ha).
Sau thời gian ương 30 ngày, Trung tâm đã tiến hành hội thảo và đánh giá kết quả mô hình như sau: Tỷ lệ sống đạt >90%, tốc độ tăng trưởng tốt (khối lượng bình quân: 2,08 g/con); do ao ương có diện tích nhỏ và khép kín, giúp kiểm soát tốt được chất lượng môi trường nước, hóa chất xử lý và phòng trị bệnh, từ đó giảm chi phí thuốc, hóa chất xử lý, kiểm soát tốt hơn lượng thức ăn tiêu thụ (lượng thức ăn giảm khoảng 40-50% trong tháng đầu so với ao nuôi thả trực tiếp). Với kết quả này hiệu quả mô hình ước tính trên 120.000.000 đồng.
Để được kết quả như trên, kỹ sư Vũ Đức Chính – cán bộ kỹ thuật mô hình có nhận xét: Người nuôi phải tuân thủ chặt chẽ quy trình kỹ thuật; công trình nuôi phải đầu tư bài bản (lót bạt toàn bộ ao ương, có hệ thống rào và mái che bằng lưới; hệ thống quạt nước và máy sục oxy đáy sử dụng điện lưới 3 pha….). Từ đó, hạn chế rủi ro do biến động môi trường và dịch bệnh xảy ra, tôm giống có khả năng kháng bệnh tốt (đặc biệt là bệnh chết sớm- hoại tử gan tụy).
Từ kết quả mô hình, Trung tâm sẽ triển khai mô hình tiếp theo là sử dụng con giống sau khi ương để nuôi thương phẩm, đồng thời cũng tiếp tục theo dõi kết quả nuôi thương phẩm của mô hình để có đánh giá kết quả sau này. Bên cạnh đó làm tốt công tác chuyển giao kết quả từ mô hình ương thành công cho người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Theo bà Mai Kim Thi, Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn thợi thủy sản (KT-BVNTTS) Bình Định, vụ đánh bắt cá ngừ đại dương của ngư dân Bình Định đã kết thúc vào tháng 9 âm lịch. Mọi năm, thời điểm này, do nhiệt độ nước lên cao nên cá ít xuất hiện, và nếu đánh bắt được thì chất lượng cá cũng rất thấp, nên các tàu đánh bắt đều neo bờ hoặc làm nghề khác.

Theo đó, trong thời gian vừa qua, các phương tiện thông tin đại chúng đã liên tục phản ánh việc bơm nước vào gia súc trước và sau khi giết mổ tại một số địa phương như Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, Cà Mau, Hậu Giang, An Giang, Đồng Tháp, Đà Nẵng, Đăk Lăk...

Đây là hình thức đánh bắt gần bờ, phù hợp với những ghe tàu nhỏ, đi về trong ngày. Vùng chuyên đánh bắt cá cơm tập trung tại các cửa biển thuộc các huyện U Minh, Trần Văn Thời, Ngọc Hiển…, trong đó cửa biển Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời) và cửa biển Khánh Hội (huyện U Minh) là hai điểm được người dân tập trung trao đổi mua bán mặt hàng này.

Căn cứ Nghị định 67, Sở NN-PTNT tỉnh Nghệ An đã xác định chỉ tiêu đóng mới, nâng cấp phương tiện phục vụ khai thác hải sản xa bờ trên địa bàn.

Theo đó, bắt đầu từ hôm nay (31/10), CropLife Việt Nam (Tiểu ban ngành nghề của EuroCham) sẽ phối hợp với Cục BVTV và Chi cục BVTV 6 tỉnh ĐBSCL (Long An, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang và Sóc Trăng) tổ chức sự kiện Stewardship Day 2014. Trong đó, Vĩnh Long, Hậu Giang và Sóc Trăng là những tỉnh lần đầu tiên tham gia vào sự kiện này.