Bà Rịa - Vũng Tàu Đến Năm 2020 Toàn Tỉnh Có Khoảng 1.700 Ha Trồng Mãng Cầu Ta

Theo quy hoạch phát triển vùng sản xuất mãng cầu ta tỉnh BR-VT đến năm 2020, diện tích sản xuất giống cây trồng này của tỉnh là khoảng 1.700ha, với sản lượng bình quân 10.000 tấn/năm. Dự kiến đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh sẽ ổn định diện tích mãng cầu ta 1.709ha, diện tích cho sản phẩm 1.606ha, sản lượng 13.403 tấn.
Trong thời gian này, tỉnh tập trung thâm canh vườn mãng cầu ta hiện có và trồng mới từ năm 2013 đến năm 2020 để tăng diện tích cho sản phẩm, tăng năng suất, chất lượng vườn cây, tăng giá trị sản phẩm và tăng thu nhập cho người trồng mãng cầu ta.
Đồng thời, hoàn thiện quy trình sản xuất mãng cầu ta theo VietGAP, đến năm 2030, 100% diện tích mãng cầu ta được sản xuất theo quy trình VietGAP, bảo đảm quyền lợi cho người tiêu dùng, tạo uy tín với khách hàng; trên cơ sở đó giữ vững và không ngừng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Bên cạnh đó, hoàn thành dự án “Xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu tập thể mãng cầu ta BR-VT”, củng cố và quảng bá thương hiệu mãng cầu ta BR-VT bằng các giải pháp như tăng cường bảo quản, chế biến, xúc tiến thương mại, gắn kết chặt chẽ thương hiệu của ngành du lịch... Khuyến khích các DN đầu tư vào sản xuất thu mua, chế biến và tiêu thụ mãng cầu ta trên địa bàn tỉnh.
Vùng sản xuất mãng cầu ta trên địa bàn tỉnh sẽ chia thành 6 tiểu vùng trồng tập trung gồm: xã Tóc Tiên (huyện Tân Thành), xã Phước Long Thọ, Phước Hội, xã Láng Dài và xã Long Tân (huyện Đất Đỏ), xã Hòa Hiệp và Bình Châu ( huyện Xuyên Mộc).
Tổng nhu cầu vốn đầu tư để thực hiện quy hoạch vùng sản xuất mãng cầu ta là 151 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm

Qua 2 năm thực hiện tái cơ cấu, mục tiêu phát triển thủy sản bền vững, xây dựng ngành theo hướng hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh trên thị trường đang có hướng đi mang tính khả thi cao, từng bước gỡ khó cho thủy sản.

Công ty Benchmark Holdings có trụ sở tại Anh đã thâu tóm công ty nghiên cứu và nuôi trồng thủy sản Na Uy Akvaforsk Genetics Center (AFGC) và 80% cổ phần của công ty nuôi cá rô phi của Mỹ Akvaforsk Genetics Center (Spring Genetics). Thương vụ này trị giá 17,8 triệu USD.

Sản lượng tôm của Thái Lan sẽ không thể quay trở lại được mức cao trước đây do các vấn đề liên quan đến dịch bệnh EMS/AHPND (dịch bệnh đã gây thiệt hại nặng nề cho ngành tôm nước này từ năm 2012) vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Tính đến đầu tháng Tám, diện tích nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng là trên 42.000ha, đạt hơn 60% kế hoạch năm; trong đó, nuôi tôm nước lợ là gần 31.000ha, tập trung ở các huyện như Trần Đề, Mỹ Xuyên, Cù Lao Dung và thị xã Vĩnh Châu.

Ngành chuyên môn nhận định: Tình hình xuất khẩu năm nay có thể tương tự như năm 2013, giảm vào những tháng đầu năm nhưng sẽ tăng mạnh vào những tháng cuối năm.