Bà Rịa - Vũng Tàu Đến Năm 2020 Toàn Tỉnh Có Khoảng 1.700 Ha Trồng Mãng Cầu Ta

Theo quy hoạch phát triển vùng sản xuất mãng cầu ta tỉnh BR-VT đến năm 2020, diện tích sản xuất giống cây trồng này của tỉnh là khoảng 1.700ha, với sản lượng bình quân 10.000 tấn/năm. Dự kiến đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh sẽ ổn định diện tích mãng cầu ta 1.709ha, diện tích cho sản phẩm 1.606ha, sản lượng 13.403 tấn.
Trong thời gian này, tỉnh tập trung thâm canh vườn mãng cầu ta hiện có và trồng mới từ năm 2013 đến năm 2020 để tăng diện tích cho sản phẩm, tăng năng suất, chất lượng vườn cây, tăng giá trị sản phẩm và tăng thu nhập cho người trồng mãng cầu ta.
Đồng thời, hoàn thiện quy trình sản xuất mãng cầu ta theo VietGAP, đến năm 2030, 100% diện tích mãng cầu ta được sản xuất theo quy trình VietGAP, bảo đảm quyền lợi cho người tiêu dùng, tạo uy tín với khách hàng; trên cơ sở đó giữ vững và không ngừng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Bên cạnh đó, hoàn thành dự án “Xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu tập thể mãng cầu ta BR-VT”, củng cố và quảng bá thương hiệu mãng cầu ta BR-VT bằng các giải pháp như tăng cường bảo quản, chế biến, xúc tiến thương mại, gắn kết chặt chẽ thương hiệu của ngành du lịch... Khuyến khích các DN đầu tư vào sản xuất thu mua, chế biến và tiêu thụ mãng cầu ta trên địa bàn tỉnh.
Vùng sản xuất mãng cầu ta trên địa bàn tỉnh sẽ chia thành 6 tiểu vùng trồng tập trung gồm: xã Tóc Tiên (huyện Tân Thành), xã Phước Long Thọ, Phước Hội, xã Láng Dài và xã Long Tân (huyện Đất Đỏ), xã Hòa Hiệp và Bình Châu ( huyện Xuyên Mộc).
Tổng nhu cầu vốn đầu tư để thực hiện quy hoạch vùng sản xuất mãng cầu ta là 151 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm

Sau hơn 4 năm áp dụng đệm lót sinh học (ĐLSH) vào chăn nuôi, bước đầu nhận thấy mô hình đem lại hiệu quả trong việc giúp nông dân giảm thiểu ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, chi phí thức ăn, công chăm sóc, giúp vật nuôi tăng trọng nhanh... Tuy nhiên, việc nhân rộng mô hình này vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Gần đây trên địa bàn huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn, một số diện tích ngô xuân đã xuất hiện bệnh “lùn cây ngô” mà không rõ nguồn gốc của bệnh. Đây là loại bệnh lần đầu tiên xuất hiện trên địa bàn nên đã khiến nhiều người trồng ngô nơi đây hoang mang, lo lắng.

Chia sẻ trên tờ Dân Việt, ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết: “Việc nhập khẩu ngô tăng vọt trong thời gian qua chủ yếu là do, chăn nuôi tập trung theo quy mô công nghiệp trong nước tăng, trong khi nguồn nguyên liệu trong nước lại giảm do khó mở rộng diện tích trồng ngô”.

Trong lĩnh vực trồng trọt, cây ngô có vị trí quan trọng thứ hai sau cây lúa. Tuy nhiên, nhiều năm nay đã tồn tại một nghịch lý là Việt Nam xuất khẩu (XK) hơn 7 triệu tấn gạo, còn sản xuất ngô vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước.

Với lợi thế về tài nguyên đất, trong năm 2013 và 2014, huyện Vị Xuyên nỗ lực tạo “đột phá” trong sản xuất nông nghiệp (SXNN), bằng cách gắn kết chặt chẽ giữa 3 nhà: Nhà nông – Nhà nước – Nhà doanh nghiệp để tạo đầu ra ổn định cho cây cải sa-lát và chanh leo, những cây trồng mới trên địa bàn huyện; đồng thời, thực hiện thí điểm chăn nuôi bò nhốt dành cho đồng bào hạ sơn...