Bà Rịa - Vũng Tàu Đến Năm 2020 Toàn Tỉnh Có Khoảng 1.700 Ha Trồng Mãng Cầu Ta

Theo quy hoạch phát triển vùng sản xuất mãng cầu ta tỉnh BR-VT đến năm 2020, diện tích sản xuất giống cây trồng này của tỉnh là khoảng 1.700ha, với sản lượng bình quân 10.000 tấn/năm. Dự kiến đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh sẽ ổn định diện tích mãng cầu ta 1.709ha, diện tích cho sản phẩm 1.606ha, sản lượng 13.403 tấn.
Trong thời gian này, tỉnh tập trung thâm canh vườn mãng cầu ta hiện có và trồng mới từ năm 2013 đến năm 2020 để tăng diện tích cho sản phẩm, tăng năng suất, chất lượng vườn cây, tăng giá trị sản phẩm và tăng thu nhập cho người trồng mãng cầu ta.
Đồng thời, hoàn thiện quy trình sản xuất mãng cầu ta theo VietGAP, đến năm 2030, 100% diện tích mãng cầu ta được sản xuất theo quy trình VietGAP, bảo đảm quyền lợi cho người tiêu dùng, tạo uy tín với khách hàng; trên cơ sở đó giữ vững và không ngừng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Bên cạnh đó, hoàn thành dự án “Xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu tập thể mãng cầu ta BR-VT”, củng cố và quảng bá thương hiệu mãng cầu ta BR-VT bằng các giải pháp như tăng cường bảo quản, chế biến, xúc tiến thương mại, gắn kết chặt chẽ thương hiệu của ngành du lịch... Khuyến khích các DN đầu tư vào sản xuất thu mua, chế biến và tiêu thụ mãng cầu ta trên địa bàn tỉnh.
Vùng sản xuất mãng cầu ta trên địa bàn tỉnh sẽ chia thành 6 tiểu vùng trồng tập trung gồm: xã Tóc Tiên (huyện Tân Thành), xã Phước Long Thọ, Phước Hội, xã Láng Dài và xã Long Tân (huyện Đất Đỏ), xã Hòa Hiệp và Bình Châu ( huyện Xuyên Mộc).
Tổng nhu cầu vốn đầu tư để thực hiện quy hoạch vùng sản xuất mãng cầu ta là 151 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm

Vừa qua, tại TP. Cần Thơ, Hiệp hội cá Tra Việt Nam kết hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo “Phát triển thị trường và nâng cao giá trị gia tăng cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long” (ĐBSCL).

Mô hình được triển khai tại 26 hộ dân tham gia với diện tích hơn 25ha, tổng vốn đầu tư 325 triệu đồng. Trong đó, vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gần 150 triệu đồng, còn lại là vốn đối ứng trong dân.

Được thành lập từ năm 2007, Công ty cổ phần Thanh Hương (xã Hồng Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) chuyên về nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi gia súc.

Cùng với việc phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, những cánh đồng lúa cao sản, mở rộng các dự án chăn nuôi tập trung, gần đây TX Quảng Yên (Quảng Ninh) đã đẩy mạnh nuôi các loài thuỷ, hải sản có giá trị kinh tế cao.

Xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) hiện có hơn 100 ha vườn đồi, chủ yếu là cây ăn quả. Trong đó, bưởi Diễn là cây trồng chủ lực với diện tích 50 ha.