Bà Rịa - Vũng Tàu Chủ Động Với Bệnh Lở Mồm Long Móng Ở Gia Súc Trong Mùa Mưa

Theo Sở NN-PTNT, trong tháng 5-2014, tại địa bàn 2 xã Suối Nghệ và Láng Lớn (huyện Châu Đức - Bà Rịa - Vũng Tàu) đã có một số bò có triệu chứng của bệnh lở mồm long móng (LMLM). Hiện dịch bệnh đã được khống chế, tuy nhiên nguy cơ xảy ra dịch LMLM cho gia súc trong mùa mưa vẫn còn lớn.
Để bảo vệ đàn gia súc trước nguy cơ dịch LMLM, người chăn nuôi cần chủ động ngừa dịch bằng các biện pháp: Tăng chế độ dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất để tăng sức đề kháng cho gia súc. Chuồng trại phải thoáng mát, khô ráo, hạn chế thương lái ra vào khu chăn nuôi khi chưa vệ sinh, sát trùng kỹ…
Khi phát hiện gia súc bị LMLM, người chăn nuôi cần nhanh chóng báo trạm thú y hoặc chính quyền địa phương. Người chăn nuôi phải thực hiện “5 không” khi phát hiện bệnh LMLM: Không dấu dịch, không bán chạy gia súc nhiễm bệnh, không mua gia súc bệnh, sản phẩm chế biến từ gia súc bệnh, không thả rông, không tự vận chuyển gia súc ra khỏi vùng dịch và không vứt xác gia súc nghi mắc bệnh LMLM bừa bãi….
Theo số liệu công bố của Cục Thú y, từ đầu năm đến nay, cả nước có 9 tỉnh ở khu vực phía Bắc và Tây Nguyên xảy ra dịch LMLM trên đàn gia súc. Hiện nay chưa có thuốc điều trị bệnh LMLM đặc hiệu. Các thuốc kháng sinh dùng tiêm hoặc bôi thoa và một số bài thuốc dân gian… chỉ có tác dụng đối với vi khuẩn kế phát, không diệt được virút gây bệnh.
Cách tốt nhất để tránh lây lan, khi phát hiện phải cách ly và tiêu hủy ngay gia súc bệnh theo quy định của ngành thú y. Số gia súc bị tiêu hủy sẽ được tỉnh hỗ trợ theo quy định về cơ chế chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc và gia cầm của tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Tính từ đầu vụ nuôi năm nay, diện tích tôm nuôi có biểu hiện bệnh trên toàn tỉnh Nghệ An là 138,5 trong tổng số 1.263ha. Trước tình hình trên, sáng ngày 15/6, Sở Nông nghiệp & PTNT tổ chức hội nghị Bổ cứu sản xuất nuôi tôm vụ 1 năm 2015 và đề ra các biện pháp khắc phục trong thời gian tới.

Chính nhờ chịu khó biết ứng dụng khoa học kỹ thuật và năng động trong kinh doanh, ông Hồ Ngọc Vân trở nên khá giả khi lập nghiệp trên vùng đất mới. Với mô hình ương tôm giống, nhiều năm nay mỗi năm ông thu lãi gần 400 triệu đồng.

Nuôi cua thương phẩm đang được nhiều hộ dân trong tỉnh áp dụng nhờ lợi nhuận tương đối ổn định. Ưu điểm của mô hình này vốn đầu tư thấp, kỹ thuật nuôi dễ áp dụng, tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương.

Người nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) đang phải đối diện với tình trạng thua lỗ nặng vì tôm chết và rớt giá. Hiện nay, ở nhiều vùng tôm như: Ninh Hà, Ninh Lộc… diện tích đìa thả nuôi rất ít.

Đồng Tháp sẽ đưa ra khỏi quy hoạch gần 700 ha vùng nuôi do không đáp ứng tiêu chí. Trong 5 ngành hàng chủ lực mà tỉnh Đồng Tháp lựa chọn để thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp thì ngành hàng cá tra đóng vai trò khá quan trọng.