Ba ba, cua đinh giống hút hàng

Chính vì vậy nguồn con giống luôn hút hàng, giá tăng từ 5-10% so với năm ngoái.
Ông Đinh Công Thủ, GĐ HTX chăn nuôi ba ba Thạnh Lợi, ở ấp Láng Hầm B, xã Thạnh Xuân (Châu Thành A, Hậu Giang) cho biết: Mỗi năm cung cấp 500.000 con ba ba và 5.000 cua đinh giống và hàng trăm tấn sản phẩm cho thị trường khắp các tỉnh thành cả nước và XK sang Trung Quốc. Hiện nay đang vào vụ thả nuôi nên nhu cầu con giống rất lớn.
Cụ thể, ba ba giống loại 1 tuần tuổi 2.000đ/con; 4 – 8 tuần tuổi giá 5.000đ/con; trọng lượng 100 gram/con giá 10.000đ.
Còn ba ba thịt loại từ 1,5kg trở lên có giá 290.000đ/kg; loại từ 1,2 – dưới 1,5kg/con có giá 190.000đ/kg; loại từ 1 – 1,2kg có giá 150.000đ/kg. Cua đinh giống 2 tuần tuổi (khoảng 5 phân) giá 300.000 – 350.000đ/con; loại 4 tuần tuổi (7 – 8 phân) giá 400.000 – 450.000đ/con; loại 700 gram giá trên dưới 700.000đ/con.
Còn cua đinh thịt loại 2 – 5 kg/con có giá 600.000 – 700.000đ/kg; loại 5 – 10 kg/con giá 500.000 – 600.000đ/kg; cua đinh bố mẹ giá 1 triệu đồng/kg.
Có thể bạn quan tâm

Ở thôn Bỉnh Nghĩa (xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận), mọi người ai cũng biết và khâm phục ông Châu Quầy - nông dân Chăm rắn rỏi, nỗ lực vượt khó làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Tuần qua, tại hội thảo “Phát triển chăn nuôi bền vững, chủ động hội nhập cộng đồng ASEAN (AEC) và TPP” do Tổng hội Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức ở TPHCM, ông Hồ Xuân Hùng, Chủ tịch Tổng hội cho biết, 2015 là năm bước ngoặt đối với nền nông nghiệp Việt Nam, nhất là ngành chăn nuôi trước cánh cửa hội nhập quốc tế sâu rộng.

Trong 6 tháng đầu năm, đại đa số các vật nuôi không có đợt dịch nào bùng phát nên ngành chăn nuôi khá ổn định và có sự tăng trưởng nhẹ về sản lượng ở nhiều loại vật nuôi.

Những năm gần đây, người dân ở các huyện Phú Hòa, Sông Hinh, Đồng Xuân (Phú Yên) bắt đầu thực hiện mô hình nuôi dúi. Sau một thời gian nuôi thử nghiệm, vật nuôi này tỏ ra dễ thích nghi, phát triển tốt nhưng người nuôi lại gặp khó khăn trong việc tìm được thị trường đầu ra ổn định.

Nhờ chuyển đổi giống cây trồng phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình, nên những năm qua, gia đình bà Nguyễn Thị Lưỡng, ở thôn Gia Lành, xã Gia Hiệp (Di Linh, Lâm Đồng), đã thoát khỏi cuộc sống nghèo khó. Từ trồng dâu nuôi tằm, đến nay, bình quân gia đình bà Lưỡng có thu nhập lên đến 200 triệu đồng/năm.