Australia cam kết hỗ trợ Việt Nam sản xuất thực phẩm sạch

Về vấn đề này, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã khẳng định sử dụng chất cấm là tội ác, cần phải ngăn chặn như đấu tranh chống ma túy.”
Những bức xúc về tình trạng sử dụng chất cấm trong sản xuất, chăn nuôi vừa được Thứ trưởng Vũ Văn Tám chia sẻ tại Diễn đàn “An toàn thực phẩm Việt Nam - Australia” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Đại sứ quán Australia tại Việt Nam tổ chức ngày 11/11, tại Hà Nội.
Thứ trưởng Vũ Văn Tám cho biết, xác định an toàn thực phẩm là yêu cầu của 90 triệu người dân Việt Nam và hàng trăm triệu người trên thế giới, những năm qua, công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm đã được các Bộ, ngành đặc biệt quan tâm.
Tuy nhiên, đến nay, vấn đề thực phẩm “bẩn” vẫn tiếp tục là vấn đề “nóng” trên các nghị trường và phương tiện thông tin đại chúng.
“Vì thế, để giải quyết căn bản những vấn đề nổi cộm hiện nay trong vệ sinh an toàn thực phẩm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phát động đợt cao điểm hành động vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp từ nay đến Tết Nguyên đán năm 2016.
Trên cơ sở đó, cơ quan chức năng các tỉnh, thành phố cũng sẽ phải tăng cường kiểm soát thực phẩm nhập khẩu, cảnh báo đến người tiêu dùng,” Thứ trưởng Vũ Văn Tám nói.
Trong khi đó, ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản cũng nhận định, việc buôn bán, sử dụng hóa chất cấm trong chăn nuôi chưa được ngăn chặn; tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong rau, quả, chất bảo quản trong thịt gia súc vẫn còn ở mức cao, gây bất an cho người tiêu dùng.
“Người Việt Nam hiện không chỉ đòi hỏi nhu cầu thực phẩm chất lượng, đảm bảo an toàn đối với các mặt hàng thực phẩm trong nước, mà còn cần đến các sản phẩm sạch nhập khẩu từ nước ngoài.
Ngược lại, việc xuất khẩu các sản phẩm của Việt Nam qua các nước cũng sẽ phải đảm bảo yêu cầu về an toàn thực phẩm,” ông Tiệp nói.
Chính vì thế, thông qua diễn đàn, ông Tiệp hi vọng các chuyên gia, nhà quản lý về an toàn thực phẩm của Australia cũng như Việt Nam sẽ có những trao đổi, nhằm nâng cao kinh nghiệm quản lý, xây dựng các mặt hàng thực phẩm sạch, đảm bảo yêu cầu thị trường quốc tế.
Về phía đối tác, ông Hugh Borrowman, Đại sứ Australia tại Việt Nam nhấn mạnh, nền tảng ngành thực phẩm và nông nghiệp đa dạng của Australia là hệ thống và quy trình sản xuất tiên tiến nhất, với các tiêu chí “xanh, sạch và an toàn.” Bên cạnh đó, Australia cũng là đối tác tin cậy trong việc cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các quốc gia, nhằm nâng cao năng lực sản xuất.
“Vì thế, bằng việc chuyển giao những kiến thức chuyên môn trên, Australia có thể sẽ hỗ trợ chính phủ Việt Nam trong việc củng cố các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, hiện đại hóa ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và mang lại những lợi ích về sức khỏe, kinh tế,” Đại sứ Hugh Borrowman nói.
Có thể bạn quan tâm

Phòng NN&PTNT huyện Thăng Bình (Quảng Nam) phối hợp với tổ chức Phát triển quốc tế (IDE) tại Việt Nam hỗ trợ nông dân áp dụng kỹ thuật tưới phun mưa để nâng cao năng suất rau màu, bước đầu đem lại kết quả khả quan.

Sau 2 ngày có chỉ đạo của Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an, về việc làm rõ đúng, sai trong vụ tạm giữ 1,8 tấn bạch tuộc tại Hải Dương, Công an tỉnh này đã nhận sai và bồi thường số tiền 650 triệu đồng cho các ngư dân ở huyện Cần Giờ (TPHCM) vì số hàng đã bị hỏng.

Nhờ được học nghề trồng dâu, nuôi tằm bài bản, nhiều hộ dân xã Bắc Bình (Lập Thạch, Vĩnh Phúc) bây giờ đang có thu nhập cao từ nghề này và tạo việc làm cho hàng trăm lao động.

Để thu được một triệu đồng tiền lãi từ nuôi các loài cá truyền thống (cá trắm, cá mè, cá trôi, cá chép…), một người nông dân có thể phải sử dụng đến hàng trăm m2 ao nuôi, nhưng với anh Nguyễn Hữu Tân, ở tổ 1, phường Tân Quang, thị xã Tuyên Quang (tỉnh Tuyên Quang), chỉ với 3 chiếc lồng nuôi cá, rộng 8 m2 mỗi lồng, trung bình hàng năm đem về cho anh 70-80 triệu đồng tiền lãi.

Sau 23 năm phục vụ quân đội, năm 1990 ông Năng Văn Tuyến, thôn Quan Ngoại, xã Tam Quan (Tam Đảo) trở về địa phương với hai bàn tay trắng. Kinh tế gia đình ông ngày càng khó khăn và vất vả, bởi nguồn thu nhập gia đình lúc đó chủ yếu dựa vào 5 sào ruộng. Năm 1996, ông Tuyến đã bàn với gia đình mua 2 mẫu diện tích đất đồi của HTX với thời gian 50 năm để trồng cây ăn quả và chăn nuôi.