ASC Công Bố Tiêu Chuẩn Cho Cá Tra

Hội đồng Quản lý Nuôi trồng Thủy sản (ASC) vừa công bố ra thị trường bộ tiêu chuẩn về quy trình chứng nhận cho cá tra. Đây là bộ tiêu chuẩn thứ hai do ASC đưa ra. Bộ tiêu chuẩn đầu tiên của ASC được thực hiện cho cá rô phi vào hồi tháng 3/2012.
Hiện chứng nhận này đang được áp dụng và cho đến khi hoàn toàn được công nhận là thành công, nó sẽ cho phép thực hiện các đánh giá trang trại đầu tiên dựa theo các Bộ tiêu chuẩn đối với cá tra của ASC.
Chương trình chứng nhận sẽ được Tổ chức Chứng nhận Độc lập Quốc tế (ASI) thực hiện. Việc ra đời của bộ tiêu chuẩn này đánh giá một bước đi quan trọng để ASC đạt được tham vọng trở thành chương trình chứng nhận hàng đầu đối với thủy sản nuôi có trách nhiệm.
Giám đốc điều hành của ASC - Chris Ninnes cho biết: “Sau khi ra mắt thành công Bộ tiêu chuẩn ASC đối với cá rô phi hồi tháng 3, tôi rất vui khi có thể ra mắt Bộ tiêu chuẩn ASC thứ hai. Điều này cho thấy rằng ASC đang có những bước tiến bộ vượt bậc trong việc hướng đến mục tiêu để trở thành chương trình chứng nhận và dán nhãn hàng đầu thế giới đối với các loài thủy sản nuôi có trách nhiệm. ASC mang cá tra từ các trại nuôi ra thị trường nhưng lại hạn chế được các tác động về môi trường và xã hội. Hiện, chúng tôi đang tập trung vào việc đưa các tiêu chuẩn còn lại ra thị trường trong năm 2012 và tiếp theo sẽ triển khai các tiêu chuẩn cho loài động vật có vỏ”.
Chủ tịch Hội đồng Quản trị của ASC - Jose Villalon cho biết: “Ngành cá tra phát triển theo cấp số nhân trong thập kỷ qua. Có một bộ tiêu chuẩn cá tra đáng tin cậy và thiết thực của ASC sẽ giúp đảm bảo rằng, những người nuôi tốt hơn sẽ được công nhận, người nuôi sẽ có trách nhiệm hơn với các tác động của môi trường và xã hội, để từ đó giảm thiểu được những tác động tiêu cực này. Tiêu chuẩn này đã được xây dựng trong 3 năm qua với sự đóng góp ý kiến của hơn 600 người. Do đó, bộ tiêu chuẩn này cho thấy, đây là các giải pháp đáng tin cậy nhất trong việc giải quyết các vấn đề xung quanh nuôi cá tra”.
ASC là viết tắt của Hội Đồng Quản Lý Nuôi Trồng Thủy Sản, một tổ chức độc lập, phi lợi nhuận. ASC được thành lập vào năm 2009 bởi Qũy Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) và Tổ chức Sáng Kiến Thương Mại Bền Vững Hà Lan (IDH) để quản lý các tiêu chuẩn toàn cầu đối với việc nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm, đang được xây dựng qua các Đối Thoại Nuôi Trồng Thủy Sản, một chương trình gồm các hội nghị bàn tròn do WWF khởi xướng và điều phối.
Có thể bạn quan tâm

Vùng núi Cà Đam được thiên nhiên ưu đãi về đa dạng sinh học, nơi sinh trưởng của nhiều loại thảo dược quý, trong đó, có cây sâm “bảy lá”. Song, hiện nay loại sâm này đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt khi hàng ngày có nhiều người vào tận rừng săn lùng để bán cho thương lái.

Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Dương (Thăng Bình) được ngư dân gọi là “ngôi nhà” chung. Hơn một năm ra đời đến nay nghiệp đoàn đã tiếp sức để ngư dân vượt qua những thời điểm khó khăn, yên tâm bám biển.

Khi Đề án quốc gia về cây sâm Ngọc Linh - sâm Việt Nam, được Chính phủ phê duyệt, cũng là lúc Quảng Nam tất bật với việc xúc tiến đầu tư cơ sở hạ tầng đường sá, điện lưới và hệ thống viễn thông lên sườn núi Ngọc Linh.

Thời gian qua, hàng trăm hộ dân của xã Đại Hồng (Đại Lộc) đã mạnh dạn đầu tư chăn nuôi và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Ông Hồ Văn Du là chuyên gia về cây sâm Ngọc Linh, bởi hơn nửa đời người, ông cùng ăn, cùng ở cùng sống với cây sâm trên núi Ngọc Linh để giữ gìn, bảo vệ loài sâm quý hiếm trên thế giới đang sinh trưởng và phát triển tốt ở đỉnh núi mù sương...