Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ấp Trứng Gà Hồ Bằng Máy

Ấp Trứng Gà Hồ Bằng Máy
Ngày đăng: 18/11/2013

Tháng 6/2013, tiến bộ kỹ thuật ấp trứng gà Hồ bằng máy đã được Viện Chăn nuôi chuyển giao cho gia đình ông Đỗ Tá Dũng ở làng Lạc Thổ (thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh).

Đây là một giống gia cầm quý và được coi là niềm tự hào của người dân làng Lạc Thổ trên quê hương Kinh Bắc. Theo dân gian, gà Hồ vô cùng quý giá, thời phong kiến là vật phẩm tiến vua và dâng cúng Thành hoàng làng vào ngày 10/2 âm lịch hàng năm. Trong lễ cúng gia tiên ngày Tết ở nơi đây không thể thiếu gà Hồ.

Ngay từ năm 1994, Viện Chăn nuôi đã giao cho PGS.TSKH Lê Thị Thúy làm Chủ nhiệm đề tài bảo tồn và phát triển gà Hồ, kết hợp với một số trường ĐH, CLB nuôi gà Hồ ở Lạc Thổ tổ chức hội thảo bảo tồn gen gà Hồ.

Theo người dân nơi đây, gà Hồ có nhiều đặc điểm quý, song lại có những hạn chế nhất định như phát triển chậm, sinh sản muộn, đẻ thưa, ít trứng. Gà Hồ mái ấp trứng còn vụng, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp nên trứng có thể không ấp được và bị hỏng phôi.

Ông Đỗ Tá Dũng cho biết: “Trung bình mất khoảng 6 - 8 tháng để gây 1 mái gà Hồ. Gần một năm mới được lứa đầu, lại phải chọn những mái đẻ đều, đẹp, ấp khéo mới tiếp tục gây giống và sử dụng những mái chuyên ấp để ấp trứng”.

Khắc phục những hạn chế này, TSKH Lê Thị Thúy cùng với 2 kỹ sư là Ứng Văn Toàn và Trần Thị Nhiên đã trực tiếp về mở lớp tập huấn ấp trứng gà Hồ bằng máy tại Lạc Thổ. Dự án GEF-UNEP-ILRI đã đầu tư 1 máy ấp trứng với công suất 500 trứng/mẻ ấp kèm theo 1 máy phát điện, đồng thời chuyển giao công nghệ ấp trứng nhằm phát triển và bảo tồn gà Hồ.

Nghiên cứu kỹ tài liệu hướng dẫn sử dụng máy ấp và những kinh nghiệm từ thực tế nhiều năm nuôi gà Hồ, gia đình ông Đỗ Tá Dũng đã mạnh dạn đầu tư 12 triệu đồng mua 1 máy ấp trứng công suất 300 trứng/mẻ ấp kèm 1 máy phát điện và đã ấp thành công mẻ trứng đầu tiên nở vào ngày 2/11 vừa qua.

Máy ấp gồm 3 giàn trứng, gia đình ông chia thành từng đợt ấp, mỗi đợt 150 quả. Mẻ trứng đầu tiên đưa vào ấp có 43 quả. Nhiệt độ trong lò ấp luôn được duy trì ở mức 37,5 - 37,8 độ C. Trong quá trình theo dõi có 39 trứng có phôi. Ngày 2/11, sau 21 ngày mẻ trứng đầu tiên đã bắt đầu nở. Kết quả số trứng nở đạt 36/39, chiếm trên 90%

Ông Dũng cho biết trước đây phải dùng nhiều phương pháp như sử dụng những mái gà Hồ chuyên ấp hay gà Tây để tránh vỡ trứng. Thời tiết quá nóng, nhiệt độ cao dễ làm hỏng trứng. Sử dụng kĩ thuật ấp trứng bằng máy đã khắc phục được tình trạng vỡ trứng, giẫm chết con, trứng không bị chết phôi vào những ngày thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh; đồng thời giảm thời gian ấp trứng của gà mái, đẩy nhanh chu kì đẻ trứng của gà từ đó tăng sản lượng trứng.

Nhận xét về chất lượng gà con nở bằng phương pháp ấp máy anh Sỹ (con ông Dũng) vui vẻ: “Gà con phát triển tốt, đều, khỏe mạnh và không mắc các dị tật. So với phương pháp ấp thủ công, phương pháp ấp máy khắc phục được nhiều nhược điểm, vừa đảm bảo chất lượng gà giống tốt, đồng thời tỉ lệ gà nở cao đạt trên 80%”.

Mặc dù ấp trứng bằng máy có thể tăng chu kì đẻ trứng của gà nhưng gà Hồ có những đặc điểm riêng khác biệt với những loại gà khác. Vì vậy, ngoài việc áp dụng một cách khoa học về kĩ thuật ấp trứng gà Hồ bằng máy đã được tập huấn, gia đình ông Dũng còn kết hợp với kinh nghiệm thực tế để quá trình nhân giống gà đạt hiệu quả cao hơn.

Ông cho biết, thời gian ấp rứng bằng máy ông vẫn để gà mẹ ấp bóng 1 - 2 quả trứng. Sau khi trứng nở sẽ được đưa vào cho gà mẹ nuôi. Trung bình 1 năm gà Hồ mái đẻ 4 lứa là vừa, đây là yếu tố tự nhiên. Vì vậy không nên quá lạm dụng ấp máy mà tăng chu kì trứng của gà lên 6 - 7 đợt. Cách làm này sẽ làm hỏng gà mái.

Sau 1 tuần nở, đàn gà con ấp bằng máy của gia đình ông Dũng phát triển rất đều, khỏe mạnh, gà con mập và cứng cáp. Chiều 9/11 vừa qua, những chú gà đầu tiên của mẻ ấp thứ hai ở nhà ông Dũng cũng bắt đầu nở.

Từ hiệu quả ấp trứng gà Hồ bằng máy của nhà ông Đỗ Tá Dũng sẽ được người chăn nuôi làng Lạc Thổ học hỏi và mở rộng nhằm bảo tồn và phát triển hơn nữa loài gia cầm đặc sản này.


Có thể bạn quan tâm

Người Mộc Châu Đồng Lòng Làm Giàu Người Mộc Châu Đồng Lòng Làm Giàu

Huyện Mộc Châu là địa bàn có nhiều nông sản nổi tiếng vùng Tây Bắc. Trong đó, nhiều loại sản phẩm đã chiếm lĩnh cả thị trường nước ngoài như: Chè, sữa Mộc Châu, cải dầu, hoa ly, hoa lan…

13/05/2014
Trồng Đậu Phụng Méo Mặt Trồng Đậu Phụng Méo Mặt

Nhìn mấy người buôn khiêng những bao đậu phụng (lạc) khô chất lên xe chở đi, bà Ngô Thị Thu Thủy ở thôn Mông Nghệ Bắc (xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam) lắc đầu: “Gần 4 tháng ròng cần mẫn chăm sóc, kết quả thu về là âm cả vốn, hỏi sao mà không nản lòng”.

13/05/2014
Xuất Khẩu Gạo Bị Thái Giành Giật Thị Trường Xuất Khẩu Gạo Bị Thái Giành Giật Thị Trường

Đó là thông tin tại buổi họp sơ kết xuất khẩu gạo tháng 4 và kế hoạch xuất khẩu gạo tháng 5, do Hiệp hội Lương thực Việt Nam vừa tổ chức tại TP HCM.

13/05/2014
Cá Ngựa Tiếp Tục Được Nghiên Cứu Để Cho Ra Dòng Cá F2 Cá Ngựa Tiếp Tục Được Nghiên Cứu Để Cho Ra Dòng Cá F2

Thông tin mới trong quá trình nghiên cứu cá ngựa của nhóm các nhà khoa học phòng Công nghệ nuôi trồng - Viện Hải dương học tại Nha Trang. Cá ngựa đang được tiếp tục nghiên cứu thay đổi màu sắc và lấy thế hệ cá F1 cho ra dòng cá F2. Điều này sẽ hạn chế tối đa việc khai thác cá ngoài tự nhiên.

02/06/2014
Huyện Cái Nước Có Hơn 850 Ha Tôm Nuôi Bị Thiệt Hại Huyện Cái Nước Có Hơn 850 Ha Tôm Nuôi Bị Thiệt Hại

Tính đến thời điểm này, trên địa bàn huyện Cái Nước có hơn 850 ha tôm nuôi bị thiệt hại; trong đó tôm nuôi quảng canh truyền thống 420 ha, quảng canh cải tiến 335 ha và tôm công nghiệp trên 120 ha.

13/05/2014