Áp Dụng Phương Pháp Lạnh Chân Không Khi Xuất Khẩu Rau

Nhờ xử lý qua hệ thống lạnh chân không, việc xuất khẩu rau củ quả của công ty rất thuận lợi do tăng thời hạn sử dụng lên gấp 4-5 lần so với thông thường.
Ông Nguyễn Văn Thành, chủ tịch hội đồng thành viên Công ty An Phú Đà Lạt (Đà Lạt, Lâm Đồng) cho biết như vậy.
Chẳng hạn với đậu Hà Lan có thời gian sử dụng trung bình 7-10 ngày khi áp dụng phương pháp lạnh chân không sẽ nâng lên 40-45 ngày, nên có thể vận chuyển đường thủy dài ngày với giá thành rẻ nhưng chất lượng không đổi.
Với vốn đầu tư 80.000 USD, hệ thống này có thể xử lý 40 tấn rau quả/ngày. “Sắp tới, công ty sẽ áp dụng phương pháp này để xuất khẩu xà lách Mỹ và tỏi tây sang Nhật” - ông Thành nói.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 11-5, ổ dịch đầu tiên được phát hiện tại 2 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng ở phường Hải Hoà, TP Móng Cái (Quảng Ninh) với diện tích ao nuôi bị nhiễm bệnh là 3,16ha. Và chỉ trong một thời gian ngắn dịch đã lan rộng ra nhiều diện tích nuôi tôm khác, trong đó có Quảng Yên.

Sáng 13.6, ông Đinh Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định cho biết: 10 ngày qua, sau khi tiếp nhận 600kg thuốc clorin do Chi cục Thú y tỉnh cấp để xử lý môi trường khu vực nuôi cá lồng biển ở Hải Minh Trong (tổ 46, khu vực 9, phường Hải Cảng), đến nay, môi trường nước cơ bản đã được khử, tẩy; dịch bệnh khiến cá chết đã được khống chế.

Sau khi tăng mạnh vào các tháng cuối năm 2014, XK cua ghẹ của Việt Nam 4 tháng đầu năm 2015 bắt đầu chững lại, đạt 28,46 triệu USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo XK sẽ tăng mạnh vào những tháng cuối năm.

Với giá thu mua 37.000 đồng một kg, giá cà phê nhân xô ở các tỉnh Tây Nguyên giảm so với thời điểm cuối năm ngoái hơn 5.000 đồng/kg

Mặc dù những ngày gần đây thời tiết đã dịu mát và có mưa nhưng cũng không làm cho nông dân hết lo lắng bởi nắng nóng kéo dài trước đó đã làm cho nhiều cây trồng của họ phần bị chết, phần giảm năng suất, không thể phục hồi được.