Áp Dụng Công Nghệ Đệm Lót Sinh Thái Trong Chăn Nuôi

Khác với các trại chăn nuôi thông thường, trại nuôi lợn rừng lai của gia đình ông Lê Hồng Hải ở Nha Trang, Khánh Hòa rất sạch sẽ và không bốc mùi hôi thối. Dù nuôi tới trên 100 con lợn rừng lai nhưng lượng chất thải rơi vãi ra môi trường ở đây hầu như không có.
Ông Hải cho biết, trong thời gian dịch bệnh trên đàn lợn hoành hành ở khu vực này thì trại chăn nuôi của gia đình ông hoàn toàn không bị ảnh hưởng gì. Có được điều này là do ông đã áp dụng đệm lót sinh thái vào chăn nuôi từ cách đây hơn 2 năm.
Nói về hiệu quả của đệm lót sinh thái, ông Hải cho biết thêm: “Trong 2 năm sử dụng thấy đệm này rất tốt. Tác dụng thiết thực đến chăn nuôi, mức độ bệnh tật trên heo giảm rất nhiều. Ngoài ra, công mình quét dọn giảm đáng kể trong chăn nuôi.”
Đệm lót sinh thái được làm từ một chế phẩm vi sinh kết hợp với mùn cưa hoặc trấu. Trong quá trình đưa vào sử dụng, các loại vi sinh vật phát triển trong mùn cưa sẽ phân giải toàn bộ nước tiểu, phân do gia súc, gia cầm thải ra, do đó giảm đáng kể mùi hôi thối của phân. Đặc biệt, protein do vi sinh vật tạo ra trong mùn cưa của đệm lót sẽ trở thành thức ăn sinh thái giúp lợn tiêu hóa tốt hơn.
Hiện nay, ở Khánh Hòa, mới chỉ có 2 mô hình chăn nuôi áp dụng công nghệ đệm lót sinh thái. Trước những hiệu quả của công nghệ đệm lót sinh thái, theo ông Đỗ Thanh Sang, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn tỉnh Khánh Hòa, việc mở rộng ứng dụng công nghệ này trong chăn nuôi là cần thiết.
Kỹ thuật làm đệm sinh thái hết sức đơn giản. Giá thành men vi sinh cũng rất rẻ, chỉ khoảng 70 ngàn đồng/kg dùng cho 20 m2 chuồng trại, trong khi đệm có thể sử dụng trên 4 năm. Bên cạnh đó, đệm sinh thái không chỉ sử dụng trong chăn nuôi heo mà còn có thể sử dụng cả đối với cả các loại gia súc gia cầm khác như gà, vịt…
Do đó, công nghệ này cần sớm được đưa vào sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi nhằm bảo vệ môi trường cũng như ngăn ngừa các nguy cơ lây lan dịch bệnh trên vật nuôi đang tiềm ẩn hiện nay.
Có thể bạn quan tâm
Vụ đông xuân năm 2014 – 2015 dự ước được mùa đã mang lại niềm vui cho nông dân huyện Mường Ảng. Hiện nay, người dân đang khẩn trương thu hoạch lúa để chuẩn bị bước vào sản xuất vụ mùa.

"TP HCM phải khẩn trương thiết lập cung cấp thông tin về nhu cầu rau và thịt theo từng thời điểm, đồng thời công khai về giá cả để người SX được biết", Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám đề nghị.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát vừa đề nghị UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác quản lý giết mổ gia súc, gia cầm.

Tính đến nay, Việt Nam có 12 DN được cấp chứng nhận BAP 4 sao trên tổng số 67 DN đạt BAP. Trong đó, Ấn Độ có 2/73 DN, Thái Lan 7/68 và Trung Quốc có 2/26 DN.

Bài toán giúp dân được mùa, được giá nay đã có lời giải giải với sự ra đời của HTX thương mại, dịch vụ chế biến nông sản Đức Lâm.