Anh Vân Trúng Mùa Nho Tết

Anh Trần Thanh Vân 46 tuổi nêu gương sáng nông dân sản xuất giỏi tiêu biểu ở thôn An Thạnh 1 thuộc xã An Hải, huyện Ninh Phước. Hôm sớm cần mẫn gắn bó ruộng vườn đem lại thu nhập cao bảo đảm cuộc sống gia đình hạnh phúc. Vườn nho nhà anh Vân trái chín treo chật cành màu đỏ thắm được thương lái thu mua trọn giàn phục vụ thị trường tết Nguyên đán Quý Tỵ.
Trao đổi với Trần Thanh Vân dưới vườn nho đang vào mùa thu hoạch, chúng tôi được biết anh có thâm niên gần 30 năm trong nghề “cầm kéo” cắt cành nho. Từ hồi trai trẻ còn ở với cha mẹ, anh đã phụ giúp gia đình trồng nho tím. Thấy cây nho cho hiệu quả kinh tế cao trên đồng đất phù sa làng An Thạnh, từ ngày lập gia đình đến nay, anh tiếp tục duy trì nghề trồng nho suốt 20 năm qua.
Vừa làm vừa tích lũy kinh nghiệm từ thực tiễn đồng ruộng vừa tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật canh tác cây nho do cán bộ khuyến nông hướng dẫn giúp anh trở thành một trong những nông dân thành đạt trong nghề trồng nho ở An Thạnh. Bí quyết giúp anh Vân nhiều vụ liền trồng nho đạt hiệu quả kinh tế cao là mỗi năm cần phải bón 4-5 tấn phân chuồng cho mỗi sào đất canh tác.
Đây là nguồn dinh dưỡng quan trọng làm tơi xốp đất và trái nho chín có màu đỏ thắm, thịt giòn, vị ngọt thanh. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học phòng trừ các loại nấm bệnh hại nho theo đúng quy trình hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật nông nghiệp địa phương.
Ngoài 1,5 sào đất trồng nho, anh Vân còn trồng 2,5 sào táo xanh và trồng 1 sào cà tím chủ động tưới từ hệ thống thủy lợi kênh Nam. Từ hiệu quả thâm canh trên 5 sào đất nói trên bảo đảm gia đình anh có thu nhập trên 200 triệu đồng/năm. Anh đầu tư chăm lo cho bốn đứa con ăn học, có hai cháu học cao đẳng tại TP. Hồ Chí Minh và hai cháu học phổ thông tại địa phương.
-Giàn nho tơ của gia đình tôi có diện tích 1,5 sào trồng 200 gốc cho sản lượng mỗi vụ 2,5- 3 tấn. Riêng vụ nho tết năm nay đạt 3 tấn, được thương lái mua trọn giàn 60 triệu đồng, bình quân 20.000 đồng/kg, tăng 5.000 đồng/kg so với giá nho tết năm 2012. Năm nay nhờ thời tiết thuận lợi, bà con trồng nho ở làng An Thạnh làm ăn được mùa, được giá..., chỉ tay lên giàn nho trái chín treo chật cành, anh Trần Thanh Vân bộc bạch niềm vui.
Có thể bạn quan tâm

Các tỉnh ĐBSCL đang thu hoạch rộ vụ lúa ĐX, năng suất bình quân từ 6,5-7,5 tấn/ha, cao hơn so với vụ ĐX năm rồi khoảng 1 tấn/ha. Theo thống kê của Bộ NN-PTNT, đến thời điểm hiện nay diện tích thu hoạch toàn vùng ĐBSCL đạt hơn 800.000 ha/1,6 triệu ha xuống giống. Hiện thương lái chỉ săn lùng mua lúa thơm, lắc đầu với lúa chất lượng thấp...

Hai ngày qua, hàng loạt bè cá nuôi trên sông Rạng (xã Long Sơn, TP.Vũng Tàu) bị chết trắng. Hàng trăm hộ nuôi bị thiệt hại tiền tỉ, thậm chí có vài hộ thiệt hại lên đến 10 tỉ đồng, phải đối diện với nợ nần và nguy cơ phá sản.

Mô hình “Cộng đồng sử dụng công nghệ sinh thái để quản lý rầy nâu và bệnh virus trên lúa” (gọi theo kiểu dân dã Nam bộ là “ruộng lúa bờ hoa”) đã mang lại hiệu quả tích cực trong việc phòng chống rầy nâu, vàng lùn- lùn xoắn lá (VL- LXL).

Trong khi khu vực Tây Nguyên chuẩn bị bón phân cho cây tiêu, cà phê cũng là thời điểm phân bò ở Bình Định ào ạt theo những chuyến xe tải hành trình “tây tiến”.

Đồng Tháp cần phát huy tối đa các lợi thế tự nhiên (vị trí địa lý, tài nguyên đất, nước ngọt...) để phát triển nông nghiệp, sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch có giá trị gia tăng cao, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu (gạo và thủy sản).