Anh Tuấn Cá Bống

Người dân ở khu vực cầu La Ngà (huyện Định Quán) quen gọi anh Lê Hoàng Tuấn là Tuấn “cá bống” vì anh có hơn 20 năm chuyên hoạt động trong lĩnh vực cung cấp cá bống giống và thu mua cá thương phẩm.
Tuy chỉ tổ chức kinh doanh theo quy mô hộ gia đình nhưng 2 điểm thu mua đặc sản của anh tại xã Phú Cường và xã Phú Ngọc không chỉ là nơi tiêu thụ sản phẩm cho nông dân địa phương mà còn mở rộng ra nhiều tỉnh, thành lân cận.
* Đặc sản của sông
Anh Tuấn kể: “17 tuổi tôi đã bước vào nghề thu mua cá bống tượng. Vài năm sau, một người chú của tôi mở công ty chuyên xuất khẩu mặt hàng này khiến tôi càng gắn bó với nghề”. Theo anh Tuấn, cá bống rất kén môi trường sống, đòi hỏi nguồn nước phải sạch, thức ăn là tép, cá nhỏ…
Trong cả nước chỉ có một số tỉnh, thành nuôi loại đặc sản này. Hiện cá bống tượng nuôi tại bè loại 300-400g/con có giá dao động từ 320-350 ngàn đồng/kg; cá bống nuôi ao cũng được trên 200 ngàn đồng/kg. Sông Đồng Nai nổi tiếng có nguồn cá bống dồi dào, điều kiện tự nhiên cũng thuận lợi cho việc nuôi loại đặc sản này. Ngoài ra, anh cũng mua một số loại đặc sản hiếm của vùng sông nước Đồng Nai, như: cá chình, ba ba... cung cấp cho thị trường TP.Hồ Chí Minh.
Anh Tuấn, chia sẻ: “Tôi không mua các mặt hàng phổ biến mà chọn lọc một số đặc sản đã nắm chắc về đầu ra. Hơn 10 năm trước, giai đoạn cao điểm, riêng mặt hàng cá bống tượng, trung bình một ngày tôi gom được cả 500kg thì nay có thời điểm chỉ còn vài chục ký”.
Sản phẩm đều được anh giao đến tận công ty làm hàng xuất khẩu ngay trong ngày. Tiềm năng thị trường cá bống tượng cả ở nội địa và xuất khẩu đều rất lớn. Anh không ngại bôn ba khắp nơi tìm nguồn hàng, từ các huyện ở Đồng Nai đến Bảo Lộc, Tây Ninh...
* Tìm đường xuất khẩu
Anh Tuấn rất “nhạy” trước nhu cầu thị trường. Khi đi thu mua hàng, anh nhận thấy nhiều nông dân có nhu cầu mua cá bống giống nhưng không tìm được nguồn cung. Anh tạo cá giống từ nguồn cá con đánh bắt ngoài tự nhiên hoặc đặt hàng cá bống con do nông dân thu được từ những ao, hồ sau mùa thu hoạch.
Anh mang nguồn cá này về phân loại, dưỡng cho khỏe lại rồi cung cấp lại cho nông dân. Nguồn cá bống giống của Đồng Nai được thị trường ưa chuộng vì con giống có kích cỡ lớn nên tỷ lệ hao hụt ít, sinh trưởng nhanh. Nhiều nông dân tại TP.Hồ Chí Minh, một số tỉnh miền Tây... cũng tìm về Đồng Nai đặt hàng.
Anh Tuấn chọn cách kinh doanh cung cấp cá giống rồi bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Nhiều khi, anh sẵn sàng mua lại mẻ cá giống đã bán khi nông dân gặp sự cố vì cá không hợp nguồn nước, thổ nhưỡng. Có nông dân được anh cho gối đầu 50% vốn mua cá giống và sẽ trừ vào thời điểm thu hoạch.
Chất lượng con giống luôn được quan tâm hàng đầu vì anh không dừng lại ở việc cung cấp giống mà đồng hành với người nông dân từ khâu thả giống đến khi tiêu thụ.
Có thể bạn quan tâm
Tính đến thời điểm này, Co.op mart Đồng Tháp đi vào hoạt động được hơn 4 tháng nhưng trong số các mặt hàng được bày bán tại đây, người tiêu dùng vẫn khó tìm thấy những mặt hàng nông sản đặc trưng và có thương hiệu của Đồng Tháp.

Trong suốt một thời gian dài, các cấp, các ngành, địa phương đã tập trung chỉ đạo, triển khai công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp, từng bước xây dựng nền nông nghiệp Đồng Tháp phát triển bền vững.

Ngày 24/4, Hiệp hội Thủy sản tỉnh Đồng Tháp tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2015-2020. Theo Hiệp hội Thủy sản, tính đến cuối năm 2014, vùng nuôi thủy sản tỉnh đạt 7.600ha, sản lượng 474.500 tấn, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt trên 541 triệu USD (tăng 3,6 lần so với đầu nhiệm kỳ), sản phẩm cá tra có mặt gần 100 thị trường trên thế giới.

Vốn một thời hứng chịu cảnh tàn phá bởi “bom rơi đạn xới”, nhưng làng quê Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh hôm nay đang từng bước chuyển mình, khẳng định sức sống mới ngay trên vùng căn cứ cách mạng năm xưa.

Hậu Giang hiện có trên 10.000ha cam sành, tập trung chủ yếu ở thị xã Ngã Bảy và huyện Châu Thành. Tuy nhiên diện tích này bị thu hẹp từng ngày bởi dịch bệnh vàng lá gân xanh đang tàn phá nặng nề.