Anh Trần Dưỡng Làm Giàu Từ Trang Trại

Anh Trần Dưỡng thôn Khánh Tân, xã Nhơn Hải (Ninh Hải) vươn lên làm giàu nhờ phát triển kinh tế theo mô hình trang trại.
Trên diện tích đất canh tác 7 ha, anh Dưỡng xây dựng trang trại trồng hành, tỏi, cây ăn trái và chăn nuôi bò. Năm 2008, anh mạnh dạn vay vốn Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn 50 triệu đồng để đầu tư, cải tạo đất rẫy. Không ít người cho rằng cách làm của ông Dưỡng "khùng" sẽ chẳng đi đến đâu. Dám nghĩ, dám làm, anh trồng 1,6 ha xoài, 4 sào táo, 8 sào hành, còn lại trồng cỏ kết hợp với chăn nuôi bò vỗ béo.
Anh Dưỡng cho biết từ khi tham gia HTX trồng táo Mỹ Khánh, cây táo có khả năng phát triển lâu dài và đầu ra tương đối ổn định. Năng suất trung bình đạt 4- 6 tấn/ sào. Tùy theo phân loại trái táo, giá dao động từ 5.000 – 12.000 đ/kg, mỗi vụ anh thu về trên 100 triệu đồng. Xen lẫn cây táo, anh trồng 250 gốc xoài với các giống: Thái Lan, Đài Loan. Nhờ chăm sóc tốt, xoài cho trái nặng 0,4 - 0,5kg, riêng giống xoài Đài Loan đạt 1, 4kg/ trái bán giá 30.000đ/ kg.
Nhiều năm nay, gia đình anh vẫn duy trì 8 sào hành củ, mỗi năm trồng 2 – 3 vụ, đạt sản lượng 64 tấn. Trừ chi phí, cây hành mang lại thu nhập 200 triệu đồng. Để đảm bảo nước tưới cho cây trồng, anh Dưỡng đầu tư khoan giếng ngầm sâu 12m, bơm nước lên ao chứa và sử dụng mô hình tưới phun. Nhờ đó, anh tiết kiệm được công lao động, lượng nước tưới, năng suất cây ăn trái tăng lên đáng kể. Xung quanh trang trại, cỏ trồng xanh tốt cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho 12 con bò vỗ béo. Sau 12 tháng, anh xuất bán mỗi con được 24 triệu đồng, tăng gấp 2 lần so với giá trị ban đầu. Những năm qua, việc sản xuất nhiều đối tượng mang lại hiệu quả kinh tế cao, giảm thiểu rủi ro vì có nhiều sản phẩm hỗ trợ lẫn nhau.
Ông Nguyễn Duy Đông, Chủ tịch Hội Nông dân xã Nhơn Hải cho biết: Anh Trần Dưỡng là nông dân đầu tiên của xã phát triển kinh tế theo mô hình trang trại. Hội Nông dân xã đang đề xuất mô hình này lên dự án Cạnh tranh nông nghiệp tỉnh tạo điều kiện giúp đỡ anh về vốn, giống và kỹ thuật, phát triển trang trại theo hướng bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, nước lũ đầu nguồn sông Mêkông đang về, cũng là thời điểm xuất hiện cá linh non nhiều ở các huyện Hồng Ngự, Tân Hồng (Đồng Tháp), huyện An Phú, thị xã Tân Châu (An Giang).

Hiện ở Tây Nguyên nói chung và Đăk Lăk nói riêng đang là đỉnh điểm của mùa thu hoạch bơ chính vụ. Do vậy quả bơ được bày bán trên khắp các nẻo đường nơi đây.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), đến năm 2015, vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sẽ chuyển đổi 112.000 ha trồng lúa sang các loại cây trồng khác và đến năm 2020, tổng diện tích đất trồng lúa sẽ chuyển đổi sang các loại cây trồng khác là 204.000 ha.

Là loại cây trồng mới nhưng những năm qua, diện tích táo xanh của Ninh Thuận tăng rất mạnh, đến nay đạt gần 1.200 ha, nguyên nhân là cây táo dễ làm, chi phí thấp hơn trồng nho, mặt khác táo xanh mỗi năm cho thu hoạch 2- 3 đợt, năng suất từ 3 – 5 tấn/ha/vụ nên nhiều diện tích trồng nho trước đây đã được người dân chuyển sang trồng táo.

Ông Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, cho hay năm ngoái Việt Nam đã nhập 66.951 con bò Úc, đầu năm hiệp hội ước tính cả năm 2014 sẽ nhập khoảng 120.000 con, nhưng theo tình hình hiện nay thì số bò Úc sẽ nhập khẩu năm nay sẽ lên tới 150.000 con.