Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Anh Trần Đình Toàn Vươn Lên Khá Giàu Nhờ Nuôi Ba Ba

Anh Trần Đình Toàn Vươn Lên Khá Giàu Nhờ Nuôi Ba Ba
Ngày đăng: 06/09/2013

Anh Trần Đình Toàn ở ấp An Định, xã An Bình (huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp) với mô hình nuôi ba ba thương phẩm đạt hiệu quả kinh tế cao. Mỗi đợt thu hoạch, anh thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng. Từ nghèo khó, nhờ con ba ba mà gia đình anh đã vươn lên khá giàu.

Thấy một người quen ở An Giang nuôi ba ba mang lại hiệu quả kinh tế cao, năm 2005, anh Toàn quyết định dùng số tiền ít ỏi tích góp được để thuê ao và mua 1.000 con ba ba giống thả nuôi. Anh Toàn cho biết, anh chỉ đủ tiền mua con giống và mướn ao nuôi. Hàng ngày, vợ chồng anh phải đi kéo lưới bắt cá làm thức ăn cho ba ba. Nhờ có sự chuẩn bị tốt, học hỏi kinh nghiệm nuôi ba ba từ bạn bè, sách báo nên ngay từ lần đầu tiên thực hiện mô hình này đã mang lại hiệu quả cao. Sau 18 tháng nuôi, anh thu hoạch được gần 1 tấn ba ba thương phẩm, bán với giá trên 300.000 đồng/kg, lợi nhuận hơn 200 triệu đồng.

Thắng lớn ở đợt nuôi đầu tiên, lại có thêm kinh nghiệm nên vụ tiếp theo, anh Toàn mạnh dạn tăng số lượng ba ba nuôi lên tới 5.000 con. Sau khi trừ chi phí, đợt nuôi này anh lãi gần 1 tỷ đồng. Ngoài nuôi ba ba thương phẩm, anh Toàn còn nuôi ba ba sinh sản, khoảng trên 100.000 con giống/năm, vừa giúp anh chủ động được nguồn giống, vừa tăng thêm thu nhập qua việc bán con giống cho các hộ nuôi lân cận.

Anh Toàn cho hay, vừa xuất bán 1,8 tấn ba ba thịt, giá trung bình 210 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí còn lãi trên 170 triệu đồng. Anh sắp xếp thời gian nuôi phù hợp nên lúc nào cũng có ba ba thịt cung ứng cho thị trường. Anh còn đang nuôi 4 ao ba ba (100m2/ao) với 4.000 con giống. Hiện ba ba đang phát triển tốt, số ba ba này anh sẽ thu hoạch vào dịp gần Tết Nguyên đán năm 2014, hứa hẹn sẽ thêm một vụ “trúng đậm”.

Anh Toàn chia sẻ kinh nghiệm: “Tuy vốn đầu tư khá cao nhưng ba ba là loài thủy sản nhẹ công chăm sóc, dễ nuôi nếu tuân thủ đúng kỹ thuật. Trước hết cần chọn con giống khỏe mạnh, nguồn thức ăn phải bảo đảm vệ sinh. Ao nuôi phải sạch sẽ nhằm hạn chế vi khuẩn xâm hại (nhất là giai đoạn ba ba còn nhỏ), dưới đáy ao phải rải một lớp cát mịn dày khoảng 1 tấc. Ao nuôi che chắn cẩn thận để ba ba không thoát ra ngoài.

Quan trọng nhất là từ tháng nuôi thứ 10 đến tháng thứ 12 phải tiến hành phân đàn, tách riêng con đực - cái, làm tốt khâu này sẽ hạn chế hao hụt và hiệu quả kinh tế mang lại cao. Người nuôi phải theo dõi và kiểm tra thường xuyên để có biện pháp phòng ngừa bệnh cho ba ba thích hợp”.

Nhờ con ba ba mà giờ đây kinh tế gia đình anh Toàn phát triển, vươn lên khá giàu. Hiện anh đã mua đất, mở rộng diện tích nuôi ba ba, xây được ngôi nhà mới trị giá hàng trăm triệu đồng và cho con du học nước ngoài... Không chỉ ăn nên làm ra từ mô hình nuôi ba ba, anh Toàn còn nhiệt tình hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm và kỹ thuật nuôi ba ba cho nhiều người dân trong và ngoài địa phương.

Theo ông Huỳnh Minh Phú - Chủ tịch UBND xã An Bình: Trên địa bàn xã có trên 25 hộ dân nuôi ba ba nhưng đa số nuôi ở dạng nhỏ lẻ. Hướng tới, xã sẽ thành lập tổ hợp tác nuôi ba ba để có sự liên kết và khép kín từ khâu nuôi đến khi xuất bán nhằm tăng thu nhập cho người dân, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi ba ba.


Có thể bạn quan tâm

Giá Ớt Cao “Kỷ Lục” Giá Ớt Cao “Kỷ Lục”

Chị Thắm, bạn hàng tại chợ Châu Đốc (An Giang) cho biết: “Mấy ngày nay, giá ớt tại chợ tới 60.000 đồng/kg. Cứ lâu lâu ớt lại lên giá một lần nhưng ít khi lên đến mức này. Tôi phải xuống tận rẫy nông dân mua mà vẫn không đủ bán”. Nhiều nông dân cho biết, chỉ với giá 25.000 đồng/kg người trồng ớt đã thu lãi khoảng 10 triệu đồng/công. Mỗi lần xuống giống, ớt cho thu hoạch 3 đợt, năng suất bình quân 800 kg/công.

15/11/2013
Phòng, chống dịch bệnh trên cá tra giai đoạn 2015-2020 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang Phòng, chống dịch bệnh trên cá tra giai đoạn 2015-2020 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Thời gian qua, tình hình dịch bệnh trên cá tra trong nước nói chung và ở Tiền Giang nói riêng có nhiều diễn biến phức tạp, phổ biến nhất là bệnh gan thận mủ do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất của bà con nông dân.

09/04/2015
Trung Quốc Trồng Thành Công 20.000ha Thanh Long: Thanh Long Việt Hết Độc Tôn Trung Quốc Trồng Thành Công 20.000ha Thanh Long: Thanh Long Việt Hết Độc Tôn

Là thị trường tiêu thụ chính của thanh long Việt Nam, nhưng với tốc độ đầu tư triển khai trồng đại trà với quy mô lớn, Trung Quốc có thể trở thành nước cạnh tranh về diện tích lẫn sản lượng với thanh long VN.

15/11/2013
55 Nông Dân Được Tập Huấn Nuôi Tôm Theo Mô Hình VietGAP 55 Nông Dân Được Tập Huấn Nuôi Tôm Theo Mô Hình VietGAP

Ngày 12- 11, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản phối hợp Công ty Cổ phần TCSH Vĩnh Thịnh tổ chức tập huấn kỹ thuật “Nuôi tôm bền vững và tiếp cận mô hình VietGAP trong nuôi tôm thẻ chân trắng” cho 55 học viên là nông dân thôn Từ Thiện (xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận).

16/11/2013
Nuôi Tôm Càng Xanh Luân Canh Lãi 100 Triệu Đồng/năm Nuôi Tôm Càng Xanh Luân Canh Lãi 100 Triệu Đồng/năm

Hiện nay phong trào nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa đang phát triển rất mạnh ở Cần Thơ, tập trung ở các huyện như Thới Lai, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh và quận Ô Môn. Ông Nguyễn Hữu Huynh, ở P. Thới Hòa, Q. Ô Môn cho biết, với 2 ha mặt nước ruộng chuyên nuôi tôm luân canh trên nền đất lúa, mỗi vụ cho thu hoạch bình quân 1,6 tấn, lợi nhuận 90 - 100 triệu đồng. Lợi nhuận nuôi tôm càng xanh gấp đôi trồng lúa. Ngoài ra, mô hình luân canh này bền vững, giúp giảm lượng phân bón sử dụng cho lúa, tăng năng suất lúa, đồng thời giảm được lượng mùn bã hữu cơ và góp phần ngăn chặn dịch bệnh trên tôm nuôi.

16/11/2013