Anh Thọ Trồng Cây Đạt Hiệu Quả Cao

Chúng tôi gặp Nguyễn Thanh Thọ 45 tuổi đang chăm chút cột cành cây khổ qua chuẩn bị lên giàn. Anh Thọ nêu gương nông dân cần mẫn làm ăn căn cơ nuôi con ăn học chu đáo ở thôn Phước Thiện 1, xã Phước Sơn, huyện Ninh Phước. Tuy đất đai canh tác ít nhưng anh đầu tư thâm canh các loài cây la- ghim bảo đảm chất lượng nông sản gắn với nhu cầu tiêu thụ thị trường đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Nguồn đất sản xuất của gia đình anh Thọ chỉ có vỏn vẹn 2,5 sào chủ động bơm tưới từ hệ thống thủy lợi Nha Trinh. Trong đó có 1,3 sào trồng ớt sừng đang vào mùa thu hoạch trái chiến. Mỗi tuần, anh hái hai lứa ớt 100- 120 kg bán cho thương lái thu mua tại vườn với giá 12.000 đồng. Nhờ kỹ thuật chăm sóc tốt, phòng trừ sâu bệnh hại và bón phân hợp lý, mặt hàng ớt do anh Thọ trồng trái thẳng, màu đỏ tươi được thị trường ưa chuộng. Sau khi trồng ba tháng, cây ớt sừng bắt đầu cho thu hoạch kéo dài 3-4 tháng. Tính riêng 1,2 sào đất trồng ớt, gia đình anh Thọ có thu nhập khoảng 5 triệu đồng/tháng.
Còn lại 1,3 sào đất, anh Thọ lên luống trồng 600 gốc khổ qua, hàng cách hàng 2 mét, cây cách cây 1 mét, phủ ny lông chống cỏ và giữ độ ẩm cho cây. Vườn khổ qua sau 25 ngày xuống giống bám cọc bò lên giàn cao khoảng 1,6 mét. Cây khổ qua vườn nhà anh Thọ dự kiến cho lứa trái đầu tiên vào cuối tháng 12 dương lịch và thu hoạch rộ vào dịp tết nguyên đán Canh Tỵ. Một sào đất trồng khổ qua bán vào dịp tết cho lợi nhuận 40- 50 triệu đồng. Anh Thọ cho biết điều kiện quan trọng số một của nghề trồng khổ qua là phải bảo đảm tuyệt đối an toàn vệ sinh thực phẩm. Nông dân trồng khổ qua sử dụng phân chuồng bón nền và sử dụng chế phẩm sinh học phòng trừ sâu bệnh hại và cách ly 7- 10 ngày trước khi thu hoạch để bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng. Nông dân phải bảo đảm chất lượng nông sản hàng hóa của mình khi đưa ra thị trường để giữ mối làm ăn lâu bền với các chủ vựa thu mua.
Một nắng hai sương gắn bó với 2,5 sào đất chuyên trồng cây la-ghim, anh Thọ chắt chiu nuôi con ăn học chu đáo. Cháu gái đầu Nguyễn Thị Ngọc Thi đang học năm thứ ba đại học ngoại ngữ tại thành phố Hồ Chí Minh. Cháu thứ hai Nguyễn Trần Minh Thư học lớp 12 chuyên Hóa tại Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn. Mỗi tháng, anh Thọ dành dụm 5 triệu đồng nuôi hai con trọ học xa nhà. “Tuy hôm sớm vất vả làm lụng nuôi con nhưng nhìn thấy các cháu học hành giỏi giang, vợ chồng tui rất mừng. Tui tiếp tục giữ nghề trồng các loài cây la-ghim bảo đảm chất lượng nông sản gắn với thị trường tiêu thụ đem lại hiệu quả kinh tế cao nuôi các con ăn học thành đạt”, anh Nguyễn Thanh Thọ chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm

Nhờ áp dụng các biện pháp chăn nuôi vịt đẻ giống an toàn sinh học (ATSH) và an ninh sinh học tại lò ấp, đã giúp chị Đoàn Thị Ngọc Bích ở Phường Tân Lộc, Quận Thốt nốt, thành phố Cần Thơ thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Công ty cổ phần đường Biên Hòa đang xây dựng dự án cánh đồng lớn với cây mía tại huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai). Mục tiêu nhằm xây dựng vùng nguyên liệu theo hướng trồng mía tập trung, ứng dụng cơ giới hóa để tăng năng suất, tăng hiệu quả sản xuất cho cây mía.

Huyện Phong Điền, TP Cần Thơ từ lâu đã nổi tiếng với nhiều loại cây trái đặc sản như: dâu, vú sữa, cam, quýt, sầu riêng… nay lại có thêm hồ tiêu, một loài dây leo tuy trồng xen canh với cây ăn trái nhưng hiệu quả kinh tế khá cao, giúp bà con nông dân tăng thu nhập đáng kể.

Qua những nỗ lực của ngành Nông nghiệp, chính quyền địa phương, nhà vườn; năm 2013, bệnh chổi rồng được khống chế, tuy nhiên từ đầu năm 2014 đến nay, bệnh chổi rồng có xu hướng nhiễm trở lại, ở huyện Kế Sách (Sóc Trăng) hiện có trên 2.300 ha nhãn thì đã có 440 ha bị nhiễm bệnh làm bà con cũng rất lo lắng.

Thông tin từ Chi cục Bảo vệ thực vật Hậu Giang, hiện toàn tỉnh có trên 3.800 ha vườn cây có múi bị nhiễm bệnh vàng lá gân xanh (Greening), tăng khoảng 470 ha so với cách nay 10 ngày, tỷ lệ ảnh hưởng từ 30 - 70%. Bệnh chủ yếu xuất hiện trên cây cam sành ở thị xã Ngã Bảy và huyện Châu Thành.