Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Anh Sơn (Nghệ An) Phát Huy Hiệu Quả Trồng Cây Gấc Lai

Anh Sơn (Nghệ An) Phát Huy Hiệu Quả Trồng Cây Gấc Lai
Ngày đăng: 02/03/2015

Sau gần 1 năm triển khai, mô hình trồng gấc lai trên đất vườn đồi ở huyện Anh Sơn (Nghệ An) đã khẳng định được khả năng thích nghi và hiệu quả kinh tế vượt trội so với một số cây trồng khác. Tuy nhiên, để nhân rộng mô hình và nâng cao hơn nữa giá trị cây gấc ở đây đang còn nhiều vấn đê đặt ra.

Tháng 3/2014, theo chủ trương của Hội Nông dân huyện, vợ chồng anh Nguyễn Quang Dũng ở Xóm 9, xã Lĩnh Sơn, huyện Anh Sơn nhận trồng 120 bầu gấc giống lai đen trên đất vườn nhà. Nhờ đầu tư và chăm sóc cây gấc đúng kỹ thuật, sau gần 1 năm chăm sóc, vườn gấc của anh cho mùa quả đẹp, bình quân đạt 30 - 35 quả/cây, sản lượng đạt trên 5 tạ gấc quả, với giá bán 7 ngàn đồng/kg, anh Dũng thu 4 - 5 triệu đồng/sào trên đất bỏ hoang, cao gấp 4 - 5 lần so với một số cây trồng tuyền thống.

Theo ông Hà Đức Đoàn, Chủ tịch Hội nông dân xã Lĩnh Sơn, thì chủ trương đưa cây gấc vào trồng trên đất vườn tạp nhằm nâng cao thu nhập cho người dân bước đầu được triển khai trên địa bàn với số lượng 2.311 bầu gấc tại 58 hộ dân, bình quân 40 gốc/hộ. Mô hình đã cho thu hoạch gần 3 tấn quả, bình quân đạt 1,5 kg/quả, cao hơn giống gấc bản địa lâu nay. Từ kết quả đó, vụ xuân năm 2015, xã vận động bà con tiếp tục cải tạo vườn tạp, đất đồi kém hiệu quả để mở rộng diện tích.

Còn ở xã Tào Sơn, vụ xuân năm 2014, trồng 14.000 gốc gấc lai đen trên đất vườn tạp, đồi vệ, cao cưỡng của 102 hộ nông dân, có nhiều hộ trồng từ 500 - 700 gốc/hộ. Ông Hoàng Văn Cầm, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tào Sơn, cho biết: Nhiều xóm bà con chủ động đầu tư cột bê tông, giàn nhà lưới, khoan giếng để trồng gấc.

Qua năm đầu triển khai, mô hình đạt 7 - 8 tạ/sào, tương đương 14 - 16 tấn/ha, cho thu nhập từ 14 - 21 triệu đồng/sào, cao gấp nhiều lần so với trồng ngô (3 vụ ngô/năm đạt 5 - 6 triệu đồng /sào). Từ hiệu quả đó, vụ xuân 2015, xã chủ trương nhân rộng diện tích trồng gấc trên đất đồi vệ, đất màu và đất vườn tạp.

Qua thực tế cho thấy, gấc là mặt hàng nông sản rất được ưa chuộng trên thị trường nội, ngoại tỉnh. Lâu nay, nhiều gia đình triển khai trồng gấc song quy mô nhỏ lẻ, chưa đáp ứng nhu cầu hàng hóa trên thị trường. Để nâng cao thu nhập cho người dân, Hội Nông dân huyện Anh Sơn phối hợp với Phòng Nông nghiệp huyện liên kết với Công ty Nafoods (Công ty CP thực phẩm Nghệ An chi nhánh trụ sở tại Quỳnh Thắng, huyện Quỳnh Lưu) triển khai mô hình dự án trồng 66 ha gấc lai đen tại 21 xã, thị trên địa bàn huyện.

Ông Nguyễn Đăng Khoa, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Anh Sơn, cho biết: Về phía công ty đã cung ứng trên 100 ngàn bầu giống, tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc gấc, cam kết thu mua sản phẩm cho dân với giá 7 ngàn đồng/kg trong vòng 3 năm liên tục.

Qua thực hiện trong năm đầu, bình quân thu nhập các mô hình đạt 4 - 5 triệu đồng/sào, các xã Hoa Sơn, Tào Sơn năng suất gấc cao vượt trội. Sản phẩm được công ty thu mua tại ruộng. Năm 2015, huyện tiếp tục vận động bà con cải tạo đất, vườn, phấn đấu trồng mới 10ha gấc, đưa diện tích gấc lai hàng hóa toàn huyện đạt 76ha.

Tuy nhiên, qua tìm hiểu thì việc nhân rộng diện tích và phát huy hiệu quả mô hình trồng gấc lai trên địa bàn huyện Anh Sơn đang gặp một số khó khăn cần tháo gỡ. Đó là tình trạng gấc bị chết do hạn hán và thiếu sự theo dõi, hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ công ty hoặc cán bộ kỹ thuật của hội; tỷ lệ gấc đực chiếm tỷ lệ cao, gây tâm lý lo ngại trong dân.

Ông Hà Đức Đoàn - Chủ tịch Hội Nông dân xã Lĩnh Sơn, cho biết: Bước vào triển khai trồng gấc theo mô hình, xã nhận về 2.311 bầu giống thì có 1.246 bầu gấc là giống đực, 786 gốc chết vì hạn.

Bên cạnh đó, công tác tập huấn kỹ thuật, công tác chỉ đạo tại các địa phương còn thiếu sự triệt để dẫn đến tâm lý trồng theo kiểu “được chăng hay chớ”, chưa tưới nước thường xuyên, chưa thiết kế rãnh, hố trồng đảm bảo kỹ thuật dẫn đến tình trạng ngập úng cây.


Có thể bạn quan tâm

Anh Huỳnh Văn Á chủ động khống chế dịch chổi rồng trên cây nhãn, cho thu nhập cao Anh Huỳnh Văn Á chủ động khống chế dịch chổi rồng trên cây nhãn, cho thu nhập cao

Thời gian qua, mặc dù dịch bệnh chổi rồng trên cây nhãn gây thiệt hại nặng trên diện rộng, nhưng nhờ làm tốt công tác phòng bệnh, anh Huỳnh Văn Á, ở ấp Quí Thạnh, xã Nhị Quí, tỉnh Tiền Giang đã khống chế được dịch chổi rồng, đồng thời, xử lý cho cây ra hoa nghịch vụ, nâng cao mức sống gia đình.

27/04/2015
Đắng lòng chung cảnh dưa hấu rớt giá Đắng lòng chung cảnh dưa hấu rớt giá

Thời gian gần đây, trên các phương tiện truyền thông đề cập nhiều đến chuyện cửa khẩu Tân Thanh đóng cửa, thương lái không “mặn mà” với các ruộng dưa ở Quảng Nam, Quảng Ngãi... Đến nay, Quảng Bình cũng đang chung cảnh dưa hấu rớt giá, người dân như “ngồi trên đống lửa”.

27/04/2015
Vải thiều rộng cửa xuất khẩu Vải thiều rộng cửa xuất khẩu

Cục BVTV cho biết, Bộ Nông nghiệp Australia vừa có văn bản chính thức cho phép NK quả vải tươi từ Việt Nam. Đây là tin vui và là cơ hội lớn cho người trồng vải thiều ở miền Bắc ngay từ vụ vải năm 2015.

27/04/2015
Sầu riêng vào vụ thu hoạch, giá vẫn cao Sầu riêng vào vụ thu hoạch, giá vẫn cao

Hiện nay, một số vườn sầu riêng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đã bắt đầu vào vụ thu hoạch. Thương lái mua tại vườn với giá là 32.000 - 35.000 đồng/kg loại 1, từ 20.000 - 30.000 đồng/kg với loại 2, 3 đối với sầu riêng cơm vàng hạt lép và từ 40.000 đồng trở lên đối với sầu riêng Ri6 đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.

27/04/2015
Từ chuyện ứng xử với trái dưa hấu, lại nghĩ đến thanh long Từ chuyện ứng xử với trái dưa hấu, lại nghĩ đến thanh long

Không chỉ các công ty xuất khẩu mà các cơ sở, điểm thu mua, thương lái cũng đã và đang đầu tư vườn thanh long cho riêng họ, tiêu thụ khép kín. Một dạng bất trắc mới của thị trường đã hiện ra, ở trạng thái sẽ không có người mua, hao hao như thị trường trái dưa hấu...

27/04/2015