Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Anh Phạm Xuân Thảo - Mỗi Năm Thu Lãi 100 Triệu Đồng Từ Trồng Lúa

Anh Phạm Xuân Thảo - Mỗi Năm Thu Lãi 100 Triệu Đồng Từ Trồng Lúa
Ngày đăng: 23/06/2012

Trong khi hầu hết các hộ nông dân ở xã Hà Thanh (Tứ Kỳ) còn coi việc cấy lúa để bảo đảm nguồn lương thực, thì gia đình anh Phạm Xuân Thảo (38 tuổi) ở thôn Hàm Cách lại xác định cây lúa là "chìa khóa" để làm giàu.

Chúng tôi đến thăm gia đình anh Thảo đúng lúc vợ chồng anh đang phơi mẻ thóc đầu tiên của vụ lúa chiêm xuân. Trò chuyện cùng anh chúng tôi được biết, năm 1994, anh Thảo xuất ngũ về địa phương, lấy vợ, tìm cách phát triển kinh tế. Vợ chồng anh vay vốn mở cửa hàng làm đậu phụ, kết hợp chăn nuôi lợn và cấy thêm mấy sào lúa. Năm 2000, do nhiều nguyên nhân nên việc kinh doanh, chăn nuôi của gia đình anh bị thua lỗ và phải bỏ nghề. Không nản chí, vợ chồng anh tiếp tục tìm hướng đi khác. Anh đã mạnh dạn nhận đấu thầu 1,5 mẫu ruộng khu triều trũng đang cấy lúa kém hiệu quả của một số bà con trong thôn với giá 40 kg thóc/sào/năm để cấy lúa. Anh sang tỉnh Thái Bình mua thóc giống và học tập kinh nghiệm canh tác một số giống lúa có thể gieo cấy phù hợp ở khu ruộng trũng. Trở về quê, anh bắt tay vào cải tạo ruộng đất, mua sắm máy cày, máy bơm, máy phun thuốc sâu... phục vụ sản xuất. Năm đầu tiên, gia đình anh gieo cấy hai giống lúa thuần là Xi23 và Khang dân 18. Được chăm sóc đúng quy trình, toàn bộ diện tích lúa của gia 
đình anh phát triển tốt, ít sâu bệnh, năng suất 1,8 - 2 tạ/sào (năng suất lúa bình quân của xã Hà Thanh lúc đó là 1,4 - 1,5 tạ/sào).

Thấy có hiệu quả, những năm tiếp theo vợ chồng anh đấu thầu thêm ruộng và bắt đầu đưa lúa lai, lúa chất lượng vào gieo cấy. Đến năm 2010, tổng diện tích ruộng đấu thầu của gia đình anh đã lên tới 2 ha. Vụ chiêm xuân năm 2011, được sự hỗ trợ của HTX Dịch vụ nông nghiệp, anh đưa giống lúa P6, Bắc thơm vào gieo cấy, năng suất bình quân đạt 2,5 tạ/sào, sản lượng thóc đạt 12 tấn. Với giá bán bình quân 8.000 đồng/kg thóc, gia đình anh thu về gần 96 triệu đồng. Tính cả vụ mùa năm 2011, gia đình anh thu tổng cộng 150 triệu đồng từ cấy lúa, trừ chi phí còn lãi 100 triệu đồng.

Vụ chiêm xuân năm nay, gia đình anh Thảo vẫn gieo cấy 2 giống lúa chủ lực là Bắc thơm, P6 và một phần diện tích lúa Xi 23, sản lượng thóc ước đạt khoảng 11 - 12 tấn. Vụ mùa 2012, anh dự kiến đấu thầu thêm 1 mẫu ruộng, gieo cấy tập trung các giống lúa Bắc ưu 903, BC15, Bắc thơm kháng bạc lá.

Theo anh Thảo, cấy lúa cũng như trồng các loại cây màu khác đều cần có kinh nghiệm và đầu tư trọng tâm. Cần lựa chọn giống lúa chất lượng, phù hợp với chất đất; chỉ gieo cấy 1 - 2 giống lúa tập trung để thuận tiện cho việc chăm sóc, thu hoạch. Nắm chắc và tuân thủ nghiêm ngặt lịch thời vụ gieo cấy. Bón lót, bón thúc cho lúa bảo đảm cân đối N-P-K. Cung cấp đầy đủ nước tưới dưỡng cho lúa, định kỳ kiểm tra đồng ruộng để kịp thời phát hiện và phun phòng, trừ sâu bệnh gây hại; trong phun thuốc tuân thủ đúng hướng dẫn và chỉ phun khi đến ngưỡng, không phun tràn lan gây lãng phí mà không đem lại hiệu quả. Anh cũng tham gia đầy đủ các buổi tập huấn, chuyển giao kỹ thuật gieo cấy, chăm sóc lúa, do HTX Dịch vụ nông nghiệp phối hợp với Trạm Bảo vệ thực vật và các công ty cung ứng tổ chức...

Anh Thảo cho biết thêm, cấy lúa không tốn quá nhiều công, chỉ bận lúc gieo cấy và thu hoạch. Thời gian còn lại anh vẫn có thể đi làm thợ xây để tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình. Cuộc sống của gia đình anh từ chỗ khó khăn giờ đây đã khấm khá, các con của anh chị có đầy đủ điều kiện học tập.

Có thể bạn quan tâm

Chuyển Giao Kỹ Thuật Trồng Pó Xôi Cho Nông Dân Chuyển Giao Kỹ Thuật Trồng Pó Xôi Cho Nông Dân

Công ty Tư vấn dịch vụ kỹ thuật phát triển nông nghiệp Đà Lạt (ATDC) vừa hoàn thành việc chuyển giao kỹ thuật trồng rau pó xôi gồm các nội dung từ khâu chọn giống đến kỹ thuật làm đất, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch bảo quản theo VietGAP cho hơn 1.300 lượt nông dân và 30 cán bộ khuyến nông tại các địa bàn Đà Lạt, Lạc Dương, Đức Trọng và Đơn Dương (Lâm Đồng).

16/08/2013
Cá Rô Đầu Vuông Nhanh Lớn, Giá Cao Cá Rô Đầu Vuông Nhanh Lớn, Giá Cao

Nhận thấy cá rô đầu vuông là đối tượng nuôi mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao, năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (KNKN) tỉnh Quảng Trị đã thực hiện mô hình nuôi cá rô đầu vuông thương phẩm.

17/08/2013
Người Nuôi Tôm Hùm Nhơn Hải Thiệt Hại Trên 2 Tỉ Đồng Người Nuôi Tôm Hùm Nhơn Hải Thiệt Hại Trên 2 Tỉ Đồng

Ngày 16.8, ông Phạm Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn (Bình Định), cho biết: Theo kết quả kiểm tra ban đầu, thiệt hại do vụ tàu vận tải Yong Li 2 Trung Quốc xâm nhập trái phép vào vùng biển Việt Nam, gây ra cho khu vực nuôi tôm hùm thương phẩm của ngư dân xã Nhơn Hải tại vùng biển thôn Hải Giang (xã Nhơn Hải) lên đến trên 2 tỉ đồng.

17/08/2013
Mở Lối Làm Giàu Bằng Tri Thức Mở Lối Làm Giàu Bằng Tri Thức

Trong khi nhiều thanh niên ở các vùng quê rời quê đi làm ăn xa, một số thanh niên có bằng đại học, cao đẳng cũng đều cố tìm cho mình một công việc ổn định ở các thành phố lớn thì Nguyễn Đức An (30 tuổi), chàng trai vừa tốt nghiệp đại học với tấm bằng kỹ sư đã tự mở lối làm ăn táo bạo cho riêng mình bằng cách xây dựng mô hình trang trại tổng hợp tại vùng đồi quê nhà ở xã Hải Phú, huyện Hải Lăng (Quảng Trị). Sau hơn 3 năm gây dựng, đến nay trang trại của anh đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

17/08/2013
Sông Mã Cải Tạo, Nâng Cao Chất Lượng Vườn Nhãn Sông Mã Cải Tạo, Nâng Cao Chất Lượng Vườn Nhãn

Sau gần 2 năm (2012 - 2013) triển khai, thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất nhãn chất lượng cao theo VietGAP tại huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La”, kết quả ghép cải tạo thí điểm thành công mô hình giống nhãn địa phương cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần đang mở cho hướng phát triển nhãn ở Sông Mã.

17/08/2013