Anh Phạm Vĩnh Phúc Trúng Mùa Tôm Thẻ Chân Trắng

Đầu tháng 12-2013, anh Phạm Vĩnh Phúc 52 tuổi ở thôn Sơn Hải1 (xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam) đầu tư 200 triệu đồng nuôi 2 sào tôm thẻ chân trắng.
Nhờ học hỏi kinh nghiệm và chăm sóc chu đáo nên đìa tôm của anh phát triển tốt. Anh thu hơn 3 tấn tôm bán cho thương lái tại đìa với giá 144.000 đồng/kg, trừ chi phí anh còn lãi hơn 220 triệu đồng/vụ. Anh ổn định cuộc sống gia đình và tiếp tục đầu tư nuôi tôm vụ mùa sau.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, công tác nuôi trồng thủy sản (NTTS) được huyện Hải Hậu (Nam Định) tập trung chỉ đạo phát triển theo hướng bền vững.

Những lồng bè nuôi cá mú san sát trước đây ở bãi biển Lạch Dù, huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận), nay đang thưa thớt dần, bởi hầu hết người nuôi thua lỗ nặng do giá cá rớt dần từ trước tết đến nay. Bây giờ dưới màu nước trong xanh tận đáy ven bờ, bà con ngư dân nuôi tạm một vài loài hải sản khác, chờ giá cá mú hồi sinh trở lại…

Trước đây, phần lớn nghề nuôi thủy sản ở huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) phát triển theo hình thức nuôi tự phát. Những năm gần đây, được sự quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng của Đảng và Nhà nước phong trào nuôi tôm công nghiệp (NTCN) trên địa bàn huyện phát triển khá mạnh.

Ông Phan Văn Bé (Ba Bé, 66 tuổi, ngụ ấp Lộc Hưng, xã Hòa Phú- Long Hồ- Vĩnh Long) kể, trưa 22/4, con ông phát hiện một con cá lạ nổi đầu ngớp nước ở dưới con rạch Mười Trầu trước nhà nên đã vào nhà báo cho gia đình biết.

Với trên 80% dân số sống bằng thu nhập từ sản xuất nông nghiệp nên những năm qua, xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã tích cực triển khai và thực hiện hiệu quả nhiều mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp có tính bền vững, điển hình là mô hình nuôi bò thịt.