Anh Nông Dân Thoát Nghèo Từ Cây Mãng Cầu

Chuyện anh Nguyễn Thành Ngọc thoát nghèo bền vững từ cây mãng cầu trở thành mô hình mới trong sản xuất nông nghiệp ở thôn Bàu Ngứ, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam.
Chỉ với 120 cây mãng cầu trồng trên diện tích khoảng 500 mét vuông đất gò đem lại thu nhập cho gia đình trên 50 triệu đồng. Ít ai ngờ loài cây tưởng chừng “ăn chơi” đã giúp vợ chồng anh Ngọc có cuộc sống no ấm chăm lo nuôi ba con học hành chu đáo.
Chúng tôi gặp anh Nguyễn Thành Ngọc, 51 tuổi đang tất bật theo nước, bón phân vi sinh chăm sóc cây mãng cầu vừa mới cắt cành. Anh áp dụng kỹ thuật canh tác cây mãng cầu như trồng cây nho cho năng suất cao, chất lượng thơm ngon được thị trường ưa chuộng.
Mãng cầu “made in Ngọc Xíu” có xuất xứ từ Bàu Ngứ được các chủ vựa trái cây chợ Phan Rang thu mua giá cao. Mãng cầu trồng trên vùng đất cát ven biển chăm sóc chu đáo cho trái lớn, múi dày, vị ngọt thanh. Anh vừa thu hoạch vụ mãng cầu bán vào dịp đầu tháng chạp đạt sản lượng 600 kg, giá bán bình quân 45 ngàn đồng/kg. Chỉ với 500 m2 đất trồng mãng cầu chăm sóc trong thời gian 4- 5 tháng cho thu nhập 27 triệu đồng.
Vườn mãng cầu nhà anh Ngọc cho thu hoạch hai vụ vào dịp tháng chạp và tháng tư âm lịch hàng năm. Ngoài thời gian chăm sóc vườn nhà, chị Trần Thị Xíu còn thu mua mãng cầu bà con quanh vùng chở lên chợ Phan Rang cung cấp cho các chủ vựa.
Trò chuyện với nông dân Nguyễn Thành Ngọc, chúng tôi được biết anh quê gốc ở vùng lúa xã Phước Hậu duyên nợ với cô gái làng biển Sơn Hải. Từ năm 1990, vợ chồng anh lên thôn Bàu Ngứ sinh cơ lập nghiệp. Buổi đầu, anh gom góp vốn liếng sắm xe Mink làm cần câu cơm chở bạn hàng mua bán cá từ Sơn Hải đến các chợ quê.
Vợ chồng hôm sớm làm ăn tích cóp lần hồi sang nhượng được 9 sào đất cát chủ động bơm tưới từ nguồn nước nhỉ. Mùa mưa năm 1998, anh bắt đầu trồng thử nghiệm 120 cây mãng cầu dai đầu tư chăm sóc như kỹ thuật trồng nho: Bón phân nền, cắt cành, lặt lá, phòng trừ sâu bệnh. Khi cây mãng cầu vừa tròn một năm tuổi bắt đầu cho thu hoạch trái chiến. Hơn 13 năm qua, cây mãng cầu đem lại lợi nhuận cao giúp gia đình anh Ngọc thoát nghèo bền vững.
Với thu nhập hàng năm trên 150 triệu đồng, vợ chồng anh Ngọc nuôi ba con học hành chu đáo: Nguyễn Thị Xuân Hương, sinh viên năm thứ 3 khoa Giáo dục mầm non của Trường CĐSP Ninh Thuận; Nguyễn Thị Xuân Hoài học sinh giỏi lớp 9 của Trường THCS Trần Phú (Phan Rang- Tháp Chàm); Nguyễn Thị Xuân Hạnh học lớp 7 Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Chỉ tay vào ruộng rau muống xanh biếc, anh Nguyễn Thành Ngọc bộc bạch niềm vui: "Chỉ với 1 sào rau muống sạch, cắt mỗi ngày 30- 40 kg chở xuống chợ Sơn Hải bỏ mối cho bạn hàng, với giá 5.000 đồng/kg có thu nhập 150- 200 ngàn đồng. Tôi tiếp tục mở rộng diện tích trồng mãng cầu theo phương pháp cắt cành lặt lá và bón phân sinh học trên diện tích 2 sào đất gò quanh nhà. Không có đất nào xấu, nếu mình biết bám đất bám nước làm ăn sẽ bảo đảm cuộc sống gia đình no ấm, nuôi con ăn học chu đáo”.
Có thể bạn quan tâm

Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản tháng 1/2015 đạt 48.096 tấn, bằng 7,43% kế hoạch, giảm 0,7% so cùng kỳ, trong đó, sản lượng khai thác 38.224 tấn, đạt 8,27% kế hoạch và tăng 1,59% so cùng kỳ; sản lượng nuôi trồng 9.872 tấn, đạt 5,33% kế hoạch, giảm 8,6% so cùng kỳ.

Thủ tướng Chính phủ vừa giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) 25.000 lít hóa chất sát trùng Benkocid; 250.000 liều vắc xin dịch tả lợn; 10 tấn Sodium Chlorite 20%; 50.000 liều vắc xin LMLM type 0 và 20 tấn hóa chất Chlorine 65% min thuộc hàng dự trữ quốc gia cho tỉnh Phú Yên và Bình Định phòng, chống dịch bệnh.

Ông Shuntaro Ise, Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn ISE Food, cho biết Tập đoàn ISE Food tại Nhật đã hình thành được hơn 100 năm qua và hiện là tập đoàn có lượng gà đẻ trứng lớn nhất thế giới. Chỉ riêng tại Nhật, ISE Food có các trang trại với khoảng 120 triệu con gà đẻ trứng, và ở Mỹ có trang trại được thành lập vào năm 1980 với 12 triệu con gà đẻ trứng.

Không thể không lo lắng khi mà ngay trước thời điểm Tết gõ cửa, dịch cúm gia cầm đã xuất hiện trở lại tại tỉnh Cà Mau. Theo đó, dịch cúm A/H5N1 đã được phát hiện trên cả đàn gà và vịt nuôi tại một hộ chăn nuôi ở xã Khánh Hội, huyện U Minh làm 260 con gia cầm bị chết.

Một ngày cuối năm nắng hanh vàng, chúng tôi về thăm xã Mậu Lâm (Như Thanh, Thanh Hóa). Qua dốc núi Eo Gắm, cách bản làng 300 m, đã nghe tiếng gà gáy rộn vang cả một không gian, làm thức dậy ký ức quê xưa, nơi tuổi thơ vẫn được nghe tiếng gà gáy mỗi trưa.