Anh Nông Dân Thoát Nghèo Từ Cây Mãng Cầu

Chuyện anh Nguyễn Thành Ngọc thoát nghèo bền vững từ cây mãng cầu trở thành mô hình mới trong sản xuất nông nghiệp ở thôn Bàu Ngứ, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam.
Chỉ với 120 cây mãng cầu trồng trên diện tích khoảng 500 mét vuông đất gò đem lại thu nhập cho gia đình trên 50 triệu đồng. Ít ai ngờ loài cây tưởng chừng “ăn chơi” đã giúp vợ chồng anh Ngọc có cuộc sống no ấm chăm lo nuôi ba con học hành chu đáo.
Chúng tôi gặp anh Nguyễn Thành Ngọc, 51 tuổi đang tất bật theo nước, bón phân vi sinh chăm sóc cây mãng cầu vừa mới cắt cành. Anh áp dụng kỹ thuật canh tác cây mãng cầu như trồng cây nho cho năng suất cao, chất lượng thơm ngon được thị trường ưa chuộng.
Mãng cầu “made in Ngọc Xíu” có xuất xứ từ Bàu Ngứ được các chủ vựa trái cây chợ Phan Rang thu mua giá cao. Mãng cầu trồng trên vùng đất cát ven biển chăm sóc chu đáo cho trái lớn, múi dày, vị ngọt thanh. Anh vừa thu hoạch vụ mãng cầu bán vào dịp đầu tháng chạp đạt sản lượng 600 kg, giá bán bình quân 45 ngàn đồng/kg. Chỉ với 500 m2 đất trồng mãng cầu chăm sóc trong thời gian 4- 5 tháng cho thu nhập 27 triệu đồng.
Vườn mãng cầu nhà anh Ngọc cho thu hoạch hai vụ vào dịp tháng chạp và tháng tư âm lịch hàng năm. Ngoài thời gian chăm sóc vườn nhà, chị Trần Thị Xíu còn thu mua mãng cầu bà con quanh vùng chở lên chợ Phan Rang cung cấp cho các chủ vựa.
Trò chuyện với nông dân Nguyễn Thành Ngọc, chúng tôi được biết anh quê gốc ở vùng lúa xã Phước Hậu duyên nợ với cô gái làng biển Sơn Hải. Từ năm 1990, vợ chồng anh lên thôn Bàu Ngứ sinh cơ lập nghiệp. Buổi đầu, anh gom góp vốn liếng sắm xe Mink làm cần câu cơm chở bạn hàng mua bán cá từ Sơn Hải đến các chợ quê.
Vợ chồng hôm sớm làm ăn tích cóp lần hồi sang nhượng được 9 sào đất cát chủ động bơm tưới từ nguồn nước nhỉ. Mùa mưa năm 1998, anh bắt đầu trồng thử nghiệm 120 cây mãng cầu dai đầu tư chăm sóc như kỹ thuật trồng nho: Bón phân nền, cắt cành, lặt lá, phòng trừ sâu bệnh. Khi cây mãng cầu vừa tròn một năm tuổi bắt đầu cho thu hoạch trái chiến. Hơn 13 năm qua, cây mãng cầu đem lại lợi nhuận cao giúp gia đình anh Ngọc thoát nghèo bền vững.
Với thu nhập hàng năm trên 150 triệu đồng, vợ chồng anh Ngọc nuôi ba con học hành chu đáo: Nguyễn Thị Xuân Hương, sinh viên năm thứ 3 khoa Giáo dục mầm non của Trường CĐSP Ninh Thuận; Nguyễn Thị Xuân Hoài học sinh giỏi lớp 9 của Trường THCS Trần Phú (Phan Rang- Tháp Chàm); Nguyễn Thị Xuân Hạnh học lớp 7 Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Chỉ tay vào ruộng rau muống xanh biếc, anh Nguyễn Thành Ngọc bộc bạch niềm vui: "Chỉ với 1 sào rau muống sạch, cắt mỗi ngày 30- 40 kg chở xuống chợ Sơn Hải bỏ mối cho bạn hàng, với giá 5.000 đồng/kg có thu nhập 150- 200 ngàn đồng. Tôi tiếp tục mở rộng diện tích trồng mãng cầu theo phương pháp cắt cành lặt lá và bón phân sinh học trên diện tích 2 sào đất gò quanh nhà. Không có đất nào xấu, nếu mình biết bám đất bám nước làm ăn sẽ bảo đảm cuộc sống gia đình no ấm, nuôi con ăn học chu đáo”.
Có thể bạn quan tâm

Trồng cây sưa đem lại lợi ích kinh tế cao, trồng 7 năm lõi gỗ có thể đạt 5 - 7 cm, giá bán 3 - 5 triệu đồng/cây. Hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, huyện Hà Quảng và Công ty TNHH Diễn Xuân đang tích cực vận động bà con trồng cây sưa với diện tích ban đầu 7 ha, người tham gia trồng sẽ cung cấp cây giống, phân bón, chuyển giao khoa học kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm. Dự kiến nhân rộng ra toàn tỉnh trên những địa bàn phù hợp và nhu cầu của nông dân.

Những năm qua, thông qua nguồn vốn của các chương trình, nhiều thương, bệnh binh, chính sách trên địa bàn tỉnh đã tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước thông qua Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) để phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống ổn định.

Trải qua một chặng đường hơn 10 năm, nhưng chỉ trong 2 năm qua đối phó những diễn biến khó dự đoán trên thị trường, cạnh tranh trong ngành lúa gạo trở nên khốc liệt, khiến DN này phải chuyển hướng tập trung tới 99% cho thị trường XK. Chuyện xây dựng thương hiệu gạo Việt còn để ngỏ, song thị trường cao cấp vẫn mở cửa đặt hàng NK gạo Việt.

Sau một thời gian bôn ba lập nghiệp bằng nhiều nghề, như: thợ cơ khí, thợ cắt kính… nhưng thu nhập không cao, năm 1999 anh về quê Nhơn Trạch và cải tạo gần 1 héc ta đất ngập mặn của gia đình để nuôi tôm sú. Anh Lâm chia sẻ: “Thời gian đó ở xã rộ lên phong trào nuôi tôm thiên nhiên, gia đình tôi có gần 1 hécta đất ngập mặn phù hợp với nuôi tôm sú nên tôi đã nuôi thử nghiệm.

So với cùng kỳ năm 2013, số lượng giảm 10,78%, trị giá FOB giảm 10,27%, trị giá CIF giảm 9,2% và giá FOB bình quân tăng 2,43 USD/tấn; hợp đồng còn lại chưa giao hàng là 2,102 triệu tấn.