Anh Ngô Minh Trang Thành Công Từ Việc Ương Cua Giống

Phong Thạnh Tây B (huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu) là xã có thế mạnh về nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, nguồn cung con giống tại địa phương vẫn chưa đáp ứng nhu cầu người nuôi. Do vậy, nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư trại sản xuất con giống để góp phần tháo gỡ khó khăn về nguồn giống. Trong số những hộ sản xuất cua giống thành công có hộ anh Ngô Minh Trang (ấp 2A, xã Phong Thạnh Tây B).
Cũng như nhiều hộ nuôi cua trong xã, mỗi khi đến vụ nuôi thì anh Ngô Minh Trang phải đến các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang để mua cua giống. Thế nhưng, nhiều hộ bị mất trắng vì độ mặn của nơi vèo con giống không phù hợp với địa phương. Để giúp bà con có nguồn con giống tại chỗ và tránh bị thiệt hại, năm 2010, anh Trang đầu tư xây dựng trại ương vèo cua giống.
Sau khi tìm đến các vùng chuyên sản xuất cua giống ở huyện Năm Căn (tỉnh Cà Mau) để học hỏi kỹ thuật nuôi, cũng như tìm mua những con cua mẹ tốt về ương vèo, vụ đầu tiên anh Trang lãi gần 30 triệu đồng. Và niềm vui lớn nhất của anh Trang là cua giống do anh ương vèo được bà con mua về thả nuôi phát triển rất nhanh. Anh Trang cho rằng, đạt kết quả đó là nhờ anh sử dụng nguồn nước sông tại địa phương đã qua xử lý để làm nước vèo cua giống. Vì thế, cua sớm thích nghi với điều kiện tự nhiên.
Từ vụ ương cua đầu tiên thành công, tiếng lành đồn xa, trại cua giống của anh được nhiều người nuôi cua trong xã tìm đến mua con giống. Từ vài bồn nuôi cua ban đầu, anh đã mạnh dạn đầu tư lên 50 bồn. Hiện nay, trại cua giống của anh Trang xuất bán hơn 1 triệu con cua giống/tháng. Với giá từ 1.200 - 2.000 đồng/con (tùy theo kích cỡ), trung bình mỗi lần xuất bán cua giống, anh thu lãi từ 25 - 30 triệu đồng.
Trại sản xuất cua giống của anh Trang đã giúp bà con có nguồn giống tại địa phương, ít tốn kém chi phí và bị thiệt hại khi cua chết như trước.
Có thể bạn quan tâm

Huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) có diện tích nuôi nghêu khoảng 2000 ha, tập trung ở các cồn Vạn Liễu, cồn Ông Mão, ấp Cây Bàng, Cầu Muống và Tân Phú thuộc xã Tân Thành, hàng năm ngư dân thu hoạch từ 20.000 - 30.000 tấn nghêu thương phẩm đem lại lợi nhuận rất lớn cho ngư dân vùng biển, riêng Ban Quản lý cồn bãi trực thuộc UBND huyện, quản lý, nuôi và khai thác 350 ha thuộc khu vực cồn Ông Mão, hàng năm từ nguồn thu hoạch nghêu, thu về cho ngân sách huyện chiếm gần 50%.

Phòng Kinh tế hạ tầng và Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Đồng Xuân (Phú Yên) vừa phối hợp tổ chức tổng kết mô hình chăn nuôi heo rừng lai tại xã Xuân Quang 3 và thị trấn La Hai.

Năm 2013, toàn tỉnh Nam Định có 486ha nuôi tôm chân trắng, tăng 188ha so với năm 2012, hình thành nhiều vùng nuôi tập trung tại các huyện Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng. Các vùng nuôi cơ bản đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật như hệ thống thủy lợi, cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

Phát biểu tại buổi làm việc với Đảng uỷ và UBND xã Gung Ré (huyện Di Linh - Lâm Đồng) mới đây, TS Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, cho biết: Hiện nay, toàn tỉnh đã cải tạo vườn cà phê (ghép chồi hoặc trồng tái canh) bằng các giống cà phê đầu dòng được 18.000 ha. Đây là một “tín hiệu” rất đáng mừng. Bảo Lâm là địa phương đi đầu, có phong trào cải tạo vườn cà phê khá nhất. Di Linh và các địa phương khác cần học kinh nghiệm của Bảo Lâm để từng bước nâng cao hiệu quả canh tác cà phê.

Những ngày gần đây, thời tiết nắng nóng kéo dài kéo theo nhu cầu tiêu thụ chanh làm nước giải khát gia tăng. Chính vì vậy, hiện giá chanh cũng tăng vọt theo sự biến động của thị trường và có xu hướng tiếp tục tăng trong những ngày tới.