Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Anh Ngô Minh Trang Thành Công Từ Việc Ương Cua Giống

Anh Ngô Minh Trang Thành Công Từ Việc Ương Cua Giống
Ngày đăng: 09/11/2014

Phong Thạnh Tây B (huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu) là xã có thế mạnh về nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, nguồn cung con giống tại địa phương vẫn chưa đáp ứng nhu cầu người nuôi. Do vậy, nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư trại sản xuất con giống để góp phần tháo gỡ khó khăn về nguồn giống. Trong số những hộ sản xuất cua giống thành công có hộ anh Ngô Minh Trang (ấp 2A, xã Phong Thạnh Tây B).

Cũng như nhiều hộ nuôi cua trong xã, mỗi khi đến vụ nuôi thì anh Ngô Minh Trang phải đến các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang để mua cua giống. Thế nhưng, nhiều hộ bị mất trắng vì độ mặn của nơi vèo con giống không phù hợp với địa phương. Để giúp bà con có nguồn con giống tại chỗ và tránh bị thiệt hại, năm 2010, anh Trang đầu tư xây dựng trại ương vèo cua giống.

Sau khi tìm đến các vùng chuyên sản xuất cua giống ở huyện Năm Căn (tỉnh Cà Mau) để học hỏi kỹ thuật nuôi, cũng như tìm mua những con cua mẹ tốt về ương vèo, vụ đầu tiên anh Trang lãi gần 30 triệu đồng. Và niềm vui lớn nhất của anh Trang là cua giống do anh ương vèo được bà con mua về thả nuôi phát triển rất nhanh. Anh Trang cho rằng, đạt kết quả đó là nhờ anh sử dụng nguồn nước sông tại địa phương đã qua xử lý để làm nước vèo cua giống. Vì thế, cua sớm thích nghi với điều kiện tự nhiên.

Từ vụ ương cua đầu tiên thành công, tiếng lành đồn xa, trại cua giống của anh được nhiều người nuôi cua trong xã tìm đến mua con giống. Từ vài bồn nuôi cua ban đầu, anh đã mạnh dạn đầu tư lên 50 bồn. Hiện nay, trại cua giống của anh Trang xuất bán hơn 1 triệu con cua giống/tháng. Với giá từ 1.200 - 2.000 đồng/con (tùy theo kích cỡ), trung bình mỗi lần xuất bán cua giống, anh thu lãi từ 25 - 30 triệu đồng.

Trại sản xuất cua giống của anh Trang đã giúp bà con có nguồn giống tại địa phương, ít tốn kém chi phí và bị thiệt hại khi cua chết như trước.


Có thể bạn quan tâm

Ban Điều Phối Càphê Việt Nam Ưu Tiên Cho Vấn Đề Tái Canh Ban Điều Phối Càphê Việt Nam Ưu Tiên Cho Vấn Đề Tái Canh

Cho đến thời điểm này, mô hình hội đồng ngành hàng như Ban điều phối ngành hàng càphê Việt Nam (được thành lập tháng 7/2013) vẫn được đánh giá là một mô hình khá mới mẻ đối với chúng ta. Làm thế nào để Ban điều phối hoạt động hiệu quả, góp phần nâng cao giá trị hạt cà phê và sức cạnh tranh trên thị trường thế giới vẫn là câu hỏi khó.

21/03/2014
Kỹ Thuật Trồng Rong Nho Biển Kỹ Thuật Trồng Rong Nho Biển

Rong nho biển đang là một loại sản phẩm mới ở Việt Nam nói chung và Khánh Hòa nói riêng. Tại Khánh Hòa, ngoài Viện hải dương học Nha Trang, Công ty TNHH Trí Tín cũng đã trồng thử nghiệm 200 g giống được mang đến từ Okinawa (Nhật Bản) từ tháng 10/2005.

23/02/2014
Kiểm Soát Chặt Chẽ Việc Nhập Khẩu Cá Tầm Kiểm Soát Chặt Chẽ Việc Nhập Khẩu Cá Tầm

UBND TP Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu Sở Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an TP tăng cường công tác phối hợp liên ngành, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu thuỷ sản giống, thuỷ sản nhập khẩu, đặc biệt là cá tầm.

21/03/2014
VASEP Yêu Cầu Kiểm Soát Chặt Các Chất Kháng Sinh Trong Tôm VASEP Yêu Cầu Kiểm Soát Chặt Các Chất Kháng Sinh Trong Tôm

Ngày 20/3, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã có công văn gửi Tổng cục Thủy sản thông báo về việc Nhật Bản kiểm tra chỉ tiêu Oxytetracyline với 100% lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam.

21/03/2014
Khánh Hòa Vẫn Còn Khó Khăn Cho Đầu Ra Cá Ngừ Sau Khai Thác Khánh Hòa Vẫn Còn Khó Khăn Cho Đầu Ra Cá Ngừ Sau Khai Thác

Ngoài hàng loạt khó khăn như chi phí tăng cao, ngư trường không ổn định đã ảnh hưởng đến nghề khai thác, những chủ tàu đánh bắt cá ngừ đại dương ở Khánh Hòa luôn canh cánh với nỗi lo bị ép giá. “Được mùa” nhưng lại mất giá và hiện nay là tình trạng ép giá; ngư dân đánh bắt cá ngừ đang còn gặp rất nhiều khó khăn đầu ra cho sản phẩm.

21/03/2014