Anh Nghĩa Làm Giàu Từ Chăn Nuôi

Anh Hoàng Đại Nghĩa sinh năm 1962, quê ở xã Thống Nhất, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình đến lập nghiệp tại xã Phước Minh, huyện Thuận Nam.
Tháng 3 năm 1983 nhập ngũ học Trường Sĩ quan hoá học sau đó về nhận công tác tại Lữ đoàn 273, Quân đoàn III đến tháng 10 năm 1990 chuyển ngành về làm công nhân Nông trường bông Quán Thẻ.
Là người lính khi về làm công nhân nông trường sản xuất nông nghiệp bản thân không có vốn, thời tiết nơi đây khắc nghiệt ít mưa, thừa nắng, không có nguồn nước để bơm tưới cây, ban đầu trồng bông vô cùng vất vả nhưng thu nhập chẳng đáng lá bao, đời sống gia đình khó khăn thiếu thốn.
Với bản chất người lính luôn biết cách vượt lên mọi hoàn cảnh khó khăn để chiến thắng, anh xem xét, học hỏi kinh nghiệm của một số hộ gia đình, nghiên cứu tài liệu và quyết định trồng thêm một số cây nông nghiệp như đậu, bắp, lúa.
Nhờ thời tiết thuận lợi, cây trồng được mùa cho thu nhập khá và có lãi, anh mạnh dạn nhận thêm đất khoán, thuê đất của bà con, khai hoang thêm để sản xuất với diện tích trồng tỉa 12 ha. Do chăm chỉ làm ăn, chịu khó nghiên cứu và nắm bắt kỹ thuật sản xuất, phòng trừ sâu bệnh nên năm nào gia đình anh cũng sản xuất có lãi.
Nhận thấy địa bàn xã phù hợp với việc chăn thả gia súc, anh sử dụng tiền lãi mua bò, ban đầu gửi bà con chăn nuôi giùm, sau ba năm số bò đẻ ra và mua thêm của anh là 36 con. Lúc này anh xây dựng chuồng trại và gom bò về để nuôi với cách làm: bò đực bán mua thêm, bò cái giữ lại, sau hai năm đàn bò của anh là 80 con.
Qua tìm hiểu anh thấy nuôi dê hiệu quả hơn chăn nuôi bò nên anh đã bán đi một nửa số bò hiện có để đầu tư làm trang trại và mua dê về nuôi. Ban đầu do chưa có kinh nghiệm nên dê nuôi bị chết nhiều, không nản chí anh tìm tài liệu nghiên cứu, tham gia lớp học khuyến nông, lớp thú y và học hỏi thêm một số hộ nuôi dê giỏi, nhờ vậy năm sau đàn dê của anh không bị dịch bệnh, ổn định và phát triển tốt.
Từ chăn nuôi dê thành công, anh nghiên cứu và mở thêm trang trại chăn nuôi cừu. Đến nay anh có hai trang trại chăn nuôi dê cừu với tổng đàn dê 480 con, đàn cừu 270 con, ước tính giá tại thời điểm trên 1 tỷ đồng. Chăn nuôi dê cừu cho anh thu nhập mỗi năm khoảng 350 triệu đồng.
Nhờ chăn nuôi giỏi đến nay gia đình anh có 01 căn nhà xây trị giá khoảng 400 triệu đồng, ngoài ra anh mua thêm 02 căn nhà cho con với giá trị khoảng 600 triệu đồng. Không chỉ làm kinh tế giỏi anh còn quan tâm giáo dục con cái nên người: 01 cháu gái hiện nay đang học Đại học ngân hàng năm thứ 3, 01 cháu năm nay thi vào Đại học kinh tế và 01 cháu đang học lớp 11.
Làm giàu cho mình nhưng anh không quên trách nhiệm xã hội. Gia đình anh đã tạo việc làm cho 02 hộ gia đình, giúp đỡ bà con trong xã phát triển chăn nuôi theo phương thức cho vay giống chăn nuôi và lấy tiền sau khi làm ăn có lãi, hỗ trợ một số hộ nghèo vay tiền để sản xuất không lấy lãi.
Trao đổi với anh về kinh nghiệm làm ăn anh cho biết: Từ người lính trở về với tài sản hầu như chẳng có gì nhưng được sự giúp đỡ của mọi người nhất là cấp uỷ, chính quyền xã, anh chí thú làm ăn với phương châm cần, kiệm, lấy ngắn nuôi dài, biết nắm bắt thời điểm sản xuất kinh doanh cây gì, con gì, chủ động nắm bắt kỹ thuật, tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên để chăn thả kết hợp với cho ăn thêm và có chế độ chăm sóc thú y khoa học.
Anh được bà con nông dân trong xã, cấp uỷ và chính quyền xã Phước Minh tin tưởng giao giữ chức Chủ tịch Hội Nông dân xã liên tục từ năm 1998 đến nay. Anh đã được các cấp Hội cựu chiến binh bình chọn là Điển hình Cựu chiến binh làm kinh tế giỏi của tỉnh giai đoạn 2007 - 2011 để biểu dương tại hội nghị Điển hình tiên tiến Cựu chiến binh làm kinh tế giỏi toàn tỉnh lần thứ ba - năm 2011.
Có thể bạn quan tâm

Thị trường nông sản đang nóng dần lên khi hàng loạt trái cây đang chín rộ. Điểm đáng mừng là sức tiêu thụ mạnh và giá ổn định hơn so với cùng kỳ, mặc dù giá đã có chiều hướng giảm.

Sau 3 năm thực hiện, dự án “Chăn nuôi bò thịt bán chăn thả trên địa bàn huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang” do kỹ sư Hồ Văn Sơn, Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Phụng Hiệp, làm chủ nhiệm đã mang lại nhiều kết quả đáng kể.
Do biến động giá cao su giảm sâu trong thời gian qua nên Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam điều chỉnh giảm diện tích trồng mới năm 2015 tại các doanh nghiệp thực hiện dự án tại các tỉnh Tây Bắc, trong đó có tỉnh Điện Biên. Nhưng, dù kế hoạch giao trồng mới giảm nhiều so với những năm trước, doanh nghiệp vẫn gặp không ít khó khăn khi thực hiện.
Có dịp trở lại xã Chà Cang, huyện Nậm Pồ vào những ngày cuối tháng 5, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi thay từng ngày của mảnh đất trước đây còn gặp nhiều “gian khó”. Phóng tầm mắt dọc hai bên đường những ngôi nhà mới khang trang mọc lên san sát nhau tạo nên khung cảnh trù phú, yên vui.

Liên tiếp phải ngưng sản xuất đến 4 vụ do nắng hạn kéo dài, từ tháng 8 năm 2014 đến nay, do vậy, đối với người dân vùng hạn trong tỉnh Ninh Thuận là phải làm mọi cách để bảo vệ đàn gia súc, nguồn thu nhập chính đối với kinh tế gia đình. Cách hiệu quả nhất lúc này đang được nhiều hộ chăn nuôi bò, dê, cừu áp dụng là tận dụng triệt để phụ phẩm nông nghiệp, kết hợp với trồng bắp, trồng cỏ để tạo nguồn thức ăn xanh cho đàn gia súc.