Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Anh Lê Văn Sỉ thành công từ nuôi gà sử dụng đệm lót sinh học

Anh Lê Văn Sỉ thành công từ nuôi gà sử dụng đệm lót sinh học
Ngày đăng: 22/04/2015

Năm 2013, anh Sỉ tình cờ xem chương trình truyền hình, thấy mô hình nuôi gà sử dụng đệm lót sinh học mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sau khi tìm hiểu, thấy kỹ thuật nuôi gà trên nền đệm lót khá đơn giản, hiệu quả kinh tế lại cao, anh quyết định đầu tư xây dựng lại chuồng trại gầy dựng lại đàn gà 500 con theo mô hình này, gà nòi giống gốc Nam Định.

Nhờ sự cần cù, chịu khó học hỏi, biết áp dụng đúng quy trình kỹ thuật chăn nuôi nên sau 3 tháng nuôi, gà đạt trọng lượng bình quân từ 1 - 1,5 kg/con. Với giá bán dao động 70.000 đồng/kg, anh lãi trên 50 triệu đồng.

Thành công này đã tiếp thêm cho anh niềm tin để đầu tư mở rộng quy mô chuồng trại. Lần này anh quyết định chuyển sang chăn nuôi gà nòi Bến Tre. Bởi theo anh, giống gà này có ưu điểm là lớn nhanh, khả năng chống chịu điều kiện thời tiết khá tốt và thị trường đang có nhu cầu. Từ đó, anh nuôi 1.000 con gà nòi giống Bến Tre. Và khi xuất bán đã mang đến cho anh kết quả như mong đợi. Trên đà thành công, anh tiếp tục đầu tư xây thêm chuồng trại để nuôi hơn 3.000 con gà. Sau 3 tháng nuôi, anh lãi trên 300 triệu đồng.

Hiện, anh Sỉ tiếp tục tái đàn với số lượng hơn 3.000 con gà. Anh Sỉ cho biết: “Để nuôi gà đạt hiệu quả thì khâu lựa chọn con giống là rất quan trọng. Phải chọn con giống rõ nguồn gốc, phù hợp với điều kiện môi trường nuôi, tiêm phòng vắc-xin ngừa bệnh đầy đủ. Đồng thời phải lựa chọn thức ăn chất lượng, thường xuyên vệ sinh chuồng trại, chủ động hợp đồng đầu mối tiêu thụ… Có như vậy thì chăn nuôi gà mới đạt hiệu quả kinh tế cao”.


Có thể bạn quan tâm

Nghêu Chết Trắng Ở Xứ Gò Công Nghêu Chết Trắng Ở Xứ Gò Công

Năm ngoái, nghêu nuôi khu vực ven biển Tân Thành (huyện Gò Công Đông, Tiền Giang) không có tình trạng chết hàng loạt như năm 2010 và 2011 nhưng niềm vui đó chưa trọn vẹn do nghêu giá thấp, khó tiêu thụ. Giờ đây, nghêu nuôi lại chết hàng loạt chưa rõ nguyên nhân khiến hàng trăm tỷ đồng của nông dân trôi theo bọt nước.

17/03/2013
Giải Pháp Thoát Nghèo Bền Vững Cho Người Nông Dân Ở Bá Thước Giải Pháp Thoát Nghèo Bền Vững Cho Người Nông Dân Ở Bá Thước

Huyện Bá Thước (Thanh Hóa) có diện tích đất tự nhiên 77.500 ha, chủ yếu là rừng và đất rừng, chỉ có hơn 10.000 ha đất sản xuất nông nghiệp. Hầu hết diện tích đất đều có độ dốc lớn, việc canh tác và cải tạo đất gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng không nhỏ đến hàng nghìn hộ dân trong việc phát triển kinh tế.

25/06/2013
Cá Tra Việt Nam Bị “Đánh Úp” Cá Tra Việt Nam Bị “Đánh Úp”

Lý do duy nhất để Bộ Thương mại Mỹ (DOC) thay đổi hẳn mức thuế chống bán phá giá (CBPG) philê cá tra đông lạnh của Việt Nam trong quyết định chính thức của đợt rà soát hành chính lần thứ 8 (POR8) giai đoạn 1/8/2010 - 31/7/2011, là việc chọn Inđônêxia làm nước thay thế thay vì Bănglađét đã chọn khi đưa ra mức thuế sơ bộ.

19/03/2013
Lao Đao Vì Đào Ao Ương Cá Tra Giống Lao Đao Vì Đào Ao Ương Cá Tra Giống

Sau một thời gian ồ ạt chuyển đất lúa sang đào ao ương cá tra giống thì hiện nay, nhiều nông dân ở xã Thạnh Lộc và Mỹ Thành Bắc (huyện Cai Lậy - Tiền Giang) đã chọn cách lấp ao và trở lại với nghề trồng lúa truyền thống khi giá cá liên tục sụt giảm, thương lái ngưng thu mua.

25/06/2013
Nông Dân Nuôi Tôm Công Nghiệp Cần Được Tiếp Sức Nông Dân Nuôi Tôm Công Nghiệp Cần Được Tiếp Sức

Năm 2012, Đề án nâng cao năng suất và chất lượng tôm nuôi tại huyện Năm Căn thực hiện đạt thấp, nhất là nuôi tôm công nghiệp. Kế hoạch đề ra là chuyển đổi 200 ha sang nuôi tôm công nghiệp, nhưng chỉ đạt hơn 31 ha.

19/03/2013