Anh Lê Văn Sỉ thành công từ nuôi gà sử dụng đệm lót sinh học

Năm 2013, anh Sỉ tình cờ xem chương trình truyền hình, thấy mô hình nuôi gà sử dụng đệm lót sinh học mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sau khi tìm hiểu, thấy kỹ thuật nuôi gà trên nền đệm lót khá đơn giản, hiệu quả kinh tế lại cao, anh quyết định đầu tư xây dựng lại chuồng trại gầy dựng lại đàn gà 500 con theo mô hình này, gà nòi giống gốc Nam Định.
Nhờ sự cần cù, chịu khó học hỏi, biết áp dụng đúng quy trình kỹ thuật chăn nuôi nên sau 3 tháng nuôi, gà đạt trọng lượng bình quân từ 1 - 1,5 kg/con. Với giá bán dao động 70.000 đồng/kg, anh lãi trên 50 triệu đồng.
Thành công này đã tiếp thêm cho anh niềm tin để đầu tư mở rộng quy mô chuồng trại. Lần này anh quyết định chuyển sang chăn nuôi gà nòi Bến Tre. Bởi theo anh, giống gà này có ưu điểm là lớn nhanh, khả năng chống chịu điều kiện thời tiết khá tốt và thị trường đang có nhu cầu. Từ đó, anh nuôi 1.000 con gà nòi giống Bến Tre. Và khi xuất bán đã mang đến cho anh kết quả như mong đợi. Trên đà thành công, anh tiếp tục đầu tư xây thêm chuồng trại để nuôi hơn 3.000 con gà. Sau 3 tháng nuôi, anh lãi trên 300 triệu đồng.
Hiện, anh Sỉ tiếp tục tái đàn với số lượng hơn 3.000 con gà. Anh Sỉ cho biết: “Để nuôi gà đạt hiệu quả thì khâu lựa chọn con giống là rất quan trọng. Phải chọn con giống rõ nguồn gốc, phù hợp với điều kiện môi trường nuôi, tiêm phòng vắc-xin ngừa bệnh đầy đủ. Đồng thời phải lựa chọn thức ăn chất lượng, thường xuyên vệ sinh chuồng trại, chủ động hợp đồng đầu mối tiêu thụ… Có như vậy thì chăn nuôi gà mới đạt hiệu quả kinh tế cao”.
Có thể bạn quan tâm

Tại các bến bãi của xã, một không khí nhộn nhịp và đông đúc chưa từng thấy. Những con đường dẫn vào bãi sò tắc nghẽn liên tục vì lượng sò ngư dân vận chuyển quá lớn. Trên bãi sò, hàng trăm lao động tất bật chen nhau vận chuyển, phân loại, cạy tách vỏ sò. Các bãi sò ở Chí Công liên tiếp, nối liền nhau như một đại công trường khai thác hải sản.

Không biết từ khi nào, rau sắng đã trở thành món ăn nổi tiếng của núi rừng Hương Sơn, là món quà không thể thiếu của du khách thập phương mỗi khi hành hương về miền đất này.

Cù lao Tân Qui (xã An Phú Tân - huyện Cầu Kè, Trà Vinh) được mệnh danh là cù lao triệu phú. Bởi đây là “vương quốc” cây ăn trái của tỉnh Trà Vinh.

Trong vụ đông xuân 2013-2014, tỉnh Đồng Tháp bị ảnh hưởng khá nặng nề do muỗi hành gây hại với tổng diện tích trên 11.600ha. Trong đó, tập trung nhiều ở các huyện Tân Hồng, Tam Nông, Thanh Bình, Hồng Ngự, thị xã Hồng Ngự. Mức gây hại của muỗi hành cao nhất lên đến 70-80% diện tích, còn lại phổ biến ở mức 30-40%.

Tại nhiều địa phương ở TP Cần Thơ, hiện heo giống loại tốt có giá khoảng 1,3 triệu đồng/con (15-17 kg/con); còn loại xấu hơn có giá 1,1-1,2 triệu đồng/con. Giá heo giống tăng do gần đây giá heo hơi tương đối ổn định, người chăn nuôi có lời nên nhiều người dân có xu hướng tái đàn, phát triển nuôi heo trở lại.