Anh Lê Văn Sỉ thành công từ nuôi gà sử dụng đệm lót sinh học

Năm 2013, anh Sỉ tình cờ xem chương trình truyền hình, thấy mô hình nuôi gà sử dụng đệm lót sinh học mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sau khi tìm hiểu, thấy kỹ thuật nuôi gà trên nền đệm lót khá đơn giản, hiệu quả kinh tế lại cao, anh quyết định đầu tư xây dựng lại chuồng trại gầy dựng lại đàn gà 500 con theo mô hình này, gà nòi giống gốc Nam Định.
Nhờ sự cần cù, chịu khó học hỏi, biết áp dụng đúng quy trình kỹ thuật chăn nuôi nên sau 3 tháng nuôi, gà đạt trọng lượng bình quân từ 1 - 1,5 kg/con. Với giá bán dao động 70.000 đồng/kg, anh lãi trên 50 triệu đồng.
Thành công này đã tiếp thêm cho anh niềm tin để đầu tư mở rộng quy mô chuồng trại. Lần này anh quyết định chuyển sang chăn nuôi gà nòi Bến Tre. Bởi theo anh, giống gà này có ưu điểm là lớn nhanh, khả năng chống chịu điều kiện thời tiết khá tốt và thị trường đang có nhu cầu. Từ đó, anh nuôi 1.000 con gà nòi giống Bến Tre. Và khi xuất bán đã mang đến cho anh kết quả như mong đợi. Trên đà thành công, anh tiếp tục đầu tư xây thêm chuồng trại để nuôi hơn 3.000 con gà. Sau 3 tháng nuôi, anh lãi trên 300 triệu đồng.
Hiện, anh Sỉ tiếp tục tái đàn với số lượng hơn 3.000 con gà. Anh Sỉ cho biết: “Để nuôi gà đạt hiệu quả thì khâu lựa chọn con giống là rất quan trọng. Phải chọn con giống rõ nguồn gốc, phù hợp với điều kiện môi trường nuôi, tiêm phòng vắc-xin ngừa bệnh đầy đủ. Đồng thời phải lựa chọn thức ăn chất lượng, thường xuyên vệ sinh chuồng trại, chủ động hợp đồng đầu mối tiêu thụ… Có như vậy thì chăn nuôi gà mới đạt hiệu quả kinh tế cao”.
Có thể bạn quan tâm

Đến tham quan trang trại thanh long ruột đỏ của ông Nguyễn Hữu Phước tại ấp 18, xã Khánh Thuận (Cà Mau), chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước thành quả mang lại cho chủ nhân nó.

Ông Nguyễn Văn Thân, Chủ nhiệm Hợp tác xã thanh long ruột đỏ Đức Mỹ cho biết: Thanh long ruột đỏ Đức Mỹ là giống Thanh Long ruột đỏ Long Định 1, trọng lượng trái trung bình từ 0,5 - 0,8 kg/quả, mẫu mã đẹp, năng suất, chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Sản phẩm lúa làm ra được tiêu thụ hết theo hợp đồng; lợi nhuận của nông dân (ND) được đảm bảo, vai trò Hội ND được phát huy trong việc tổ chức lại sản xuất...

Trên địa bàn Hậu Giang, hiện nay chưa có khách hàng vay nuôi tôm, chỉ có khách hàng vay vốn để nuôi cá tra. Tính đến hết tháng 3-2014, tổng dư nợ cho vay nuôi trồng thủy sản trên toàn địa bàn là 2.098 tỉ đồng, chiếm 14,5% tổng dư nợ cho vay, trong đó chủ yếu cho vay nuôi cá tra, với dư nợ 1.025 tỉ đồng.

Cuối năm nay, Lý Sơn cũng sẽ có điện lưới quốc gia được thực hiện xuyên biển bằng cáp ngầm. Đây đều là những tiền đề quan trọng để thúc đẩy huyện đảo vốn giàu tiềm năng và có vị trí chiến lược quan trọng phát triển mạnh mẽ hơn về kinh tế, vững mạnh về quốc phòng.