Anh Lê Thanh Hải Xử Lý Sầu Riêng Nghịch Vụ Lợi Nhuận Khá

Nhiều năm liền, anh Lê Thanh Hải ở ấp 8, xã Long Trung, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) chủ động xử lý sầu riêng ra hoa nghịch vụ khắc phục tình trạng "được mùa, thất giá", góp phần nâng cao mức sống gia đình.
Anh Hải có 6.000 m2 đất trồng 75 cây sầu riêng hạt lép giống Ri 6 và Monthong, trong đó có 1.500 m2 cây 6 năm tuổi và 4.500 m2 cây 12 năm tuổi. Từ năm 2009 đến nay, anh xử lý thành công sầu riêng ra hoa trái vụ khắc phục tình trạng "được mùa, thất giá".
Anh cho biết: Sau khi thu hoạch sầu riêng xong, tiến hành tỉa cành sâu bệnh, chồi vô hiệu, xới gốc bón mỗi cây 10 kg phân hữu cơ Dynamic, 1,5 kg DAP và 0,5 kg hỗn hợp dinh dưỡng Cai Lậy, tưới nước thường xuyên giúp cây hấp thu phân tốt, 15 ngày sau bón 1 kg NPK 20-10-10. Tiêm vào thân cây và tưới gốc 350 ml Agri-fos, phun phân bón lá kích thích cây ra đọt non. Khi cơi đọt thứ nhất lá già chuyển sang màu xanh đậm bón mỗi cây 2 kg NPK 15-15-15, chia 2 lần bón cách nhau 15 ngày.
Khi cơi đọt thứ hai lá già bón 1,5 kg NPK và 0,5 kg Nitrabo. Khi cơi đọt thứ ba nhú đều bón 2 kg DAP và 0,5 kg Sun-phát kali đồng thời phun lên lá siêu lân và siêu kali 2 lần cách nhau 10 ngày. Ngoài ra, phải phun thuốc trừ rầy theo định kỳ chống rụng lá và đọt non.
Khi lá chuyển sang lụa dùng màng nylon phủ kín mặt liếp, điều tiết nước cạn trong mương, phun Pắclo ướt đều mặt lá theo nồng độ khuyến cáo, phun phân bón lá 10-60-10 và MX 3; 10 ngày sau phun siêu lân và siêu kali, giúp cây tạo mầm hoa, 20-30 ngày cây ra hoa khoảng 80% dở mũ, tưới nước vừa phải, bón mỗi gốc 5 kg Dynamic, phun thuốc phòng bệnh trên bông 10 ngày một lần, đồng thời kết hợp phun Bortrac trước và sau xổ nhụy 7 ngày. Trái bằng quả trứng tỉa bớt những trái xấu để cây mang trái vừa đủ, bón mỗi gốc 1 kg NPK và 0,5 kg Nitrabo, tiêm thuốc Agri-fos và tưới gốc như lần trước.
Thời điểm này nếu cây nhú đọt phun thuốc trừ rầy kết hợp MKP 0-52-34. Hai mươi ngày sau bón lần hai 1kg NPK và lần 3 cách lần 2 hai mươi ngày bón 1 kg NPK và 0,5 kg Sun-phát kali. Với cách làm này, anh Hải xử lý sầu riêng ra nghịch vụ cây vẫn phát triển tốt, hạn chế bệnh xì mủ, thối gốc.
Để sầu riêng đạt năng suất và hiệu quả bền, anh chia sẻ: Trồng sầu riêng chú trọng bón nhiều phân hữu cơ tạo bộ rễ khoẻ, mật độ trồng thoáng, thường xuyên thăm vườn vào sáng sớm để phát hiện bệnh chủ động phòng trị kịp thời. Khi cây ra đủ 3 cơi đọt mới xử lý mùa nghịch.
Chủ động nguồn nước tưới tiêu, không để mực nước cao trong mương vào mùa mưa, xử lý bệnh xì mủ bằng cách tiêm thuốc vào thân, tưới gốc và phun lên cây, đặc biệt là phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Hàng năm, anh thu hoạch sầu riêng nghịch vụ năng suất đạt khoảng 13 tấn, thương lái đến tại vườn mua giá bình quân 30.000 đồng/kg, trừ chi phí, anh thu lãi 250 triệu đồng, xây dựng nhà ở khang trang, đủ tiện nghi, nuôi con ăn học đến nơi đến chốn.
Vụ sầu riêng nghịch năm 2014 sắp thu hoạch, thương lái đặt cọc giá 35.000 đồng/kg. Với những thành tích nổi bật trong sản xuất, nhiều năm liền anh đạt danh hiệu "Nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi" các cấp, "Gia đình văn hóa" tiêu biểu ở địa phương.
Thời gian qua, nhiều nhà vườn xử lý sầu riêng ra hoa nghịch vụ thu hoạch vài mùa cây bị bệnh xì mủ thân, thối gốc hoặc suy cây chết hàng loạt, nguyên nhân do không chăm sóc đúng kỹ thuật, riêng anh Hải dày dặn kinh nghiệm trong việc xử lý cây ra hoa nghịch vụ năng suất đạt năm sau cao hơn năm trước, cây phát triển bình thường. Những kinh nghiệm tích lũy được anh sẵn lòng chia sẻ giúp bà con thoát nghèo vươn lên làm giàu từ hiệu quả cây sầu riêng.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2014, nông dân trồng sầu riêng, chôm chôm ở Long Khánh sẽ bán trực tiếp sản phẩm của mình vào Siêu thị Aeon Nhật Bản với mức giá cao và ổn định.

Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, ông Hòe nói bên cạnh niềm vui được cho là “ngoài dự báo” của Vasep, hiệp hội này cũng lo ngại về sự tăng trưởng “nóng” cả diện tích và sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng.

Hiện nay, việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất là một trong những yếu tố quan trọng giúp người dân thu được hiệu quả kinh tế cao. Xác định được tầm quan trọng đó, thời gian qua, tỉnh đã triển khai thực hiện nhiều đề tài, dự án khoa học để ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Những năm gần đây, nhờ phát triển mô hình nuôi ếch kết hợp thả cá nên nhiều hộ chăn nuôi ở huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) từng bước cải thiện kinh tế, ổn định thu nhập gia đình. Tuy nhiên, mô hình này vẫn còn khá mới, người dân tự phát mở rộng diện tích thả nuôi, nên trong quá trình sản xuất còn gặp khó khăn và rủi ro cao.

Theo ông Thành, thông qua 2 sản phẩm mới này, ông và các thành viên trong CLB muốn gửi đến bà con thông điệp về sự may mắn, phát tài, trường thọ trong dịp năm mới.