Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Anh Huỳnh Văn Á chủ động khống chế dịch chổi rồng trên cây nhãn, cho thu nhập cao

Anh Huỳnh Văn Á chủ động khống chế dịch chổi rồng trên cây nhãn, cho thu nhập cao
Ngày đăng: 27/04/2015

Gia đình anh Á trồng 1 ha nhãn tiêu Huế hơn 10 năm tuổi, vừa thu hoạch vụ nghịch, năng suất đạt 10 tấn/ha. Anh cho biết, trước kia trồng nhãn da bò, đầu ra không ổn định, năm 2000, anh mạnh dạn đốn bỏ, trồng nhãn tiêu Huế.

Ba năm sau, vườn nhãn nhà anh cho thu nhập ổn định, nhưng để nhãn ra hoa mùa thuận, giá bán sẽ không cao, thông qua tập huấn khuyến nông và học tập kinh nghiệm các nông dân sản xuất có hiệu quả ở địa phương, anh xử lý cho cây ra hoa trái vụ.

Bắt đầu từ tháng 6 âm lịch, anh sử dụng thuốc KCLO3 tưới xung quanh gốc, liều lượng 150 gam/cây, nhằm khống chế không cho bộ rễ phát triển, khoảng 1 tuần lễ dùng dao khắc vỏ xung quanh thân và cành khoảng 0,1 cm. Gần 1 tháng, cây nhú đọt non ra hoa, phun thuốc GA3 kích thích bông to và tăng tỷ lệ đậu trái, sau đó, phun thuốc định kỳ 20 ngày/lần, phòng ngừa sâu gây hại trái non. Khi trái đậu bằng đầu đũa, sẽ bón phân 20-20-15, liều lượng 0,5 kg/cây và bón 3 lần/vụ. Thu hoạch xong vụ, tỉa bỏ những cành, chồi vô hiệu, thiêu hủy những cành, chồi bị bệnh, không để vi khuẩn lây lan mầm bệnh, làm gốc, bón thúc phân giúp cây phục hồi.

Nhờ áp dụng đúng các qui trình kỹ thuật sản xuất, chủ động phun thuốc bảo vệ thực vật theo phương pháp "4 đúng", phòng nhện lông nhung truyền bệnh và sâu gây hại trái non, nên tỷ lệ bệnh chổi rồng trên vườn nhãn của anh ít, năng suất năm sau cao hơn năm trước. Nhiều năm liền, anh xử lý nhãn ra hoa nghịch vụ được mùa, trúng giá.

Từ năm 2010 đến nay, anh tham gia tổ hợp tác sản xuất nhãn theo tiêu chuẩn VietGAP, góp phần tăng năng suất, sản lượng và phẩm chất trái, thương lái mua giá cao hơn từ 300 - 500 đồng/kg và chi phí sản xuất giảm khoảng 20% so với ngoài dự án, thu lãi 80 triệu đồng/năm. Cuộc sống gia đình anh ổn định, xây dựng nhà khang trang, đủ tiện nghi.

Hiện nay, Tổ hợp tác sản xuất nhãn theo tiêu chuẩn VietGAP Nhị Quí có 28 thành viên, với 13,5 ha, sinh hoạt định kỳ mỗi tháng 1 lần, nhằm giúp các tổ viên trao đổi kinh nghiệm sản xuất, chủ động phòng, chống có hiệu quả dịch bệnh chổi rồng và sâu gây hại trên cây nhãn, hướng đến sản xuất trái cây sạch, nâng cao đời sống tổ viên, góp phần thực hiện tốt công tác giảm nghèo ở địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Người Chăn Nuôi Được Tiếp Vốn Người Chăn Nuôi Được Tiếp Vốn

Thông qua Dự án “Chăn nuôi lợn nái sinh sản”, 22 hộ ở xã miền núi Quân Bình, huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) đã được tiếp vốn để tu sửa, xây mới chuồng trại, mua thêm lợn giống.

24/04/2012
Tăng Cường Kiểm Soát Theo Chuỗi Tăng Cường Kiểm Soát Theo Chuỗi

Thời gian qua, hàng loạt sự cố mất an toàn thực phẩm (ATTP) trong lĩnh vực nông nghiệp được phát hiện khiến cho người tiêu dùng lo ngại. Để kiểm soát tốt hơn chất lượng nông sản, theo nhiều chuyên gia, cần đẩy mạnh quản lý theo chuỗi từ sản xuất tới tiêu thụ.

29/06/2012
Người Trồng Tiêu Bỏ Lỡ Cơ Hội Vàng Người Trồng Tiêu Bỏ Lỡ Cơ Hội Vàng

Năm nay, giá hồ tiêu tăng vào mức kỷ lục, thế nhưng bà con nông dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã vuột mất “cơ hội vàng” vì điệp khúc “được giá, mất mùa” lại đến.

25/03/2012
Cảnh Báo Tôm Nuôi Bị Bệnh Ở Nhiều Xã Vùng Biển Ở Bến Tre Cảnh Báo Tôm Nuôi Bị Bệnh Ở Nhiều Xã Vùng Biển Ở Bến Tre

Sau khi thả nuôi tôm biển vụ chính gần 3 tháng, ở Bến Tre, tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp. Tôm nuôi bị chết không thể hiện rõ triệu chứng. Ngành hữu quan đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn dịch bệnh xảy ra trên diện rộng…

25/04/2012
Khi Nhà Văn Trồng Rừng Khi Nhà Văn Trồng Rừng

Nếu bán rừng của mình, vợ chồng anh không chỉ mua được nhà ở nơi đông đúc nhất nhì thành phố Hòa Bình, mà vẫn thừa tiền mở cửa hàng hoặc gửi ngân hàng lấy lãi, sống phong lưu suốt đời. Nhưng anh nhất định không. Vì “không có gì có thể bắt chúng tôi xa rừng được. Cánh rừng này đã trở thành một phần máu thịt của vợ chồng tôi”.

26/04/2012