Anh Huỳnh Văn Á chủ động khống chế dịch chổi rồng trên cây nhãn, cho thu nhập cao

Gia đình anh Á trồng 1 ha nhãn tiêu Huế hơn 10 năm tuổi, vừa thu hoạch vụ nghịch, năng suất đạt 10 tấn/ha. Anh cho biết, trước kia trồng nhãn da bò, đầu ra không ổn định, năm 2000, anh mạnh dạn đốn bỏ, trồng nhãn tiêu Huế.
Ba năm sau, vườn nhãn nhà anh cho thu nhập ổn định, nhưng để nhãn ra hoa mùa thuận, giá bán sẽ không cao, thông qua tập huấn khuyến nông và học tập kinh nghiệm các nông dân sản xuất có hiệu quả ở địa phương, anh xử lý cho cây ra hoa trái vụ.
Bắt đầu từ tháng 6 âm lịch, anh sử dụng thuốc KCLO3 tưới xung quanh gốc, liều lượng 150 gam/cây, nhằm khống chế không cho bộ rễ phát triển, khoảng 1 tuần lễ dùng dao khắc vỏ xung quanh thân và cành khoảng 0,1 cm. Gần 1 tháng, cây nhú đọt non ra hoa, phun thuốc GA3 kích thích bông to và tăng tỷ lệ đậu trái, sau đó, phun thuốc định kỳ 20 ngày/lần, phòng ngừa sâu gây hại trái non. Khi trái đậu bằng đầu đũa, sẽ bón phân 20-20-15, liều lượng 0,5 kg/cây và bón 3 lần/vụ. Thu hoạch xong vụ, tỉa bỏ những cành, chồi vô hiệu, thiêu hủy những cành, chồi bị bệnh, không để vi khuẩn lây lan mầm bệnh, làm gốc, bón thúc phân giúp cây phục hồi.
Nhờ áp dụng đúng các qui trình kỹ thuật sản xuất, chủ động phun thuốc bảo vệ thực vật theo phương pháp "4 đúng", phòng nhện lông nhung truyền bệnh và sâu gây hại trái non, nên tỷ lệ bệnh chổi rồng trên vườn nhãn của anh ít, năng suất năm sau cao hơn năm trước. Nhiều năm liền, anh xử lý nhãn ra hoa nghịch vụ được mùa, trúng giá.
Từ năm 2010 đến nay, anh tham gia tổ hợp tác sản xuất nhãn theo tiêu chuẩn VietGAP, góp phần tăng năng suất, sản lượng và phẩm chất trái, thương lái mua giá cao hơn từ 300 - 500 đồng/kg và chi phí sản xuất giảm khoảng 20% so với ngoài dự án, thu lãi 80 triệu đồng/năm. Cuộc sống gia đình anh ổn định, xây dựng nhà khang trang, đủ tiện nghi.
Hiện nay, Tổ hợp tác sản xuất nhãn theo tiêu chuẩn VietGAP Nhị Quí có 28 thành viên, với 13,5 ha, sinh hoạt định kỳ mỗi tháng 1 lần, nhằm giúp các tổ viên trao đổi kinh nghiệm sản xuất, chủ động phòng, chống có hiệu quả dịch bệnh chổi rồng và sâu gây hại trên cây nhãn, hướng đến sản xuất trái cây sạch, nâng cao đời sống tổ viên, góp phần thực hiện tốt công tác giảm nghèo ở địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Cty CP Dịch vụ kỹ thuật hậu cần nghề cá Biển Đông đang lập đề án vay vốn 776 tỷ đồng để đóng mới 33 tàu vỏ sắt.

“Giấc mơ” làm giàu từ chồn nhung đen của hàng chục hộ dân trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến nay thực sự đã kết thúc. Tiền mất, công sức bỏ ra “trôi xuống sông, xuống biển” và điều mà các hộ dân này nhận được là một bài học đắt giá. Đây cũng là vấn đề cần được các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương nhìn nhận một cách toàn diện để đúc rút kinh nghiệm trong quá trình quản lý công tác chăn nuôi hiện nay.

Huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) có khoảng 750 ha nhãn cho thu hoạch với các giống: Miền Thiết, Da Bò và nhãn muộn Khoái Châu…

Với hơn một sào đất vườn, giá thị trường luôn giữ ở mức ổn định, cây rau ngót đã góp phần cải thiện kinh tế gia đình ông Lê Quốc Ba (thôn Quảng Đại 2, Đại Cường - Đại Lộc).

Đến ngày 3-7, Phú Thọ đã gieo cấy được gần 30.000ha lúa mùa. Gieo trồng cây màu: Ngô 2.548 ha; lạc 795 ha; đỗ tương 300 ha; rau 2.006,1 ha.