Anh Huỳnh Văn Á chủ động khống chế dịch chổi rồng trên cây nhãn, cho thu nhập cao

Gia đình anh Á trồng 1 ha nhãn tiêu Huế hơn 10 năm tuổi, vừa thu hoạch vụ nghịch, năng suất đạt 10 tấn/ha. Anh cho biết, trước kia trồng nhãn da bò, đầu ra không ổn định, năm 2000, anh mạnh dạn đốn bỏ, trồng nhãn tiêu Huế.
Ba năm sau, vườn nhãn nhà anh cho thu nhập ổn định, nhưng để nhãn ra hoa mùa thuận, giá bán sẽ không cao, thông qua tập huấn khuyến nông và học tập kinh nghiệm các nông dân sản xuất có hiệu quả ở địa phương, anh xử lý cho cây ra hoa trái vụ.
Bắt đầu từ tháng 6 âm lịch, anh sử dụng thuốc KCLO3 tưới xung quanh gốc, liều lượng 150 gam/cây, nhằm khống chế không cho bộ rễ phát triển, khoảng 1 tuần lễ dùng dao khắc vỏ xung quanh thân và cành khoảng 0,1 cm. Gần 1 tháng, cây nhú đọt non ra hoa, phun thuốc GA3 kích thích bông to và tăng tỷ lệ đậu trái, sau đó, phun thuốc định kỳ 20 ngày/lần, phòng ngừa sâu gây hại trái non. Khi trái đậu bằng đầu đũa, sẽ bón phân 20-20-15, liều lượng 0,5 kg/cây và bón 3 lần/vụ. Thu hoạch xong vụ, tỉa bỏ những cành, chồi vô hiệu, thiêu hủy những cành, chồi bị bệnh, không để vi khuẩn lây lan mầm bệnh, làm gốc, bón thúc phân giúp cây phục hồi.
Nhờ áp dụng đúng các qui trình kỹ thuật sản xuất, chủ động phun thuốc bảo vệ thực vật theo phương pháp "4 đúng", phòng nhện lông nhung truyền bệnh và sâu gây hại trái non, nên tỷ lệ bệnh chổi rồng trên vườn nhãn của anh ít, năng suất năm sau cao hơn năm trước. Nhiều năm liền, anh xử lý nhãn ra hoa nghịch vụ được mùa, trúng giá.
Từ năm 2010 đến nay, anh tham gia tổ hợp tác sản xuất nhãn theo tiêu chuẩn VietGAP, góp phần tăng năng suất, sản lượng và phẩm chất trái, thương lái mua giá cao hơn từ 300 - 500 đồng/kg và chi phí sản xuất giảm khoảng 20% so với ngoài dự án, thu lãi 80 triệu đồng/năm. Cuộc sống gia đình anh ổn định, xây dựng nhà khang trang, đủ tiện nghi.
Hiện nay, Tổ hợp tác sản xuất nhãn theo tiêu chuẩn VietGAP Nhị Quí có 28 thành viên, với 13,5 ha, sinh hoạt định kỳ mỗi tháng 1 lần, nhằm giúp các tổ viên trao đổi kinh nghiệm sản xuất, chủ động phòng, chống có hiệu quả dịch bệnh chổi rồng và sâu gây hại trên cây nhãn, hướng đến sản xuất trái cây sạch, nâng cao đời sống tổ viên, góp phần thực hiện tốt công tác giảm nghèo ở địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, diện tích chuyên NTTS ở các vùng triều trên địa bàn tỉnh là 18.050 ha, trong đó, nuôi nước ngọt 10.350 ha; nuôi nước mặn, lợ 7.700 ha. Để hoạt động NTTS của người dân đạt hiệu quả, ngay từ đầu vụ nuôi ngành thủy sản đã phối hợp với các địa phương tăng cường tập huấn, hướng dẫn cho nông dân về các đối tượng nuôi, quy trình kỹ thuật nuôi thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa.

Ông Lê Văn Cự, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Yên cho biết: “Dự án khảo sát trở lại những hang có tiềm năng nhất và có dấu vết của yến để khai thác được. Có thể nói Công ty yến sào Khánh Hòa rất mạnh về nhân lực, vật lực, cùng Sở KHCN tiến hành khôi phục đàn yến Phú Yên.

Chúng tôi chạy xe máy dọc theo hướng Lộc Ninh lên cửa khẩu Hoa Lư (Bình Phước) thăm trang trại trồng tiêu rộng 3 ha của của gia đình ông Nguyễn Quốc Mạnh (ấp Thạnh Đông, xã Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh). Đập vào mắt chúng tôi là ngôi nhà Thái bề thế, mái ngói đỏ tươi, xung quanh là vườn tiêu tươi tốt đang thời kỳ cho thu hoạch.

Ông Trịnh Thanh Chiều, một hộ dân trồng mía tại ấp 8, xã Trí Lực (huyện Thới Bình) cho biết: Giá mía đã tăng lên 100đ/kg so với mấy ngày trước, hiện cân tại vườn với giá 620đ/kg, người dân bớt lo lắng.

Thông tư của Bộ NN-PTNT hướng dẫn, từ ngày 1/1/2015, thực hiện quy định về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cá tra theo Nghị định 36. Hơn 6 tháng cuối năm 2014 là “lộ trình” cho các DN bán hết hàng tồn kho, sau đó sản phẩm cá tra chế biến muốn xuất khẩu phải thoát khỏi “cục nước đá”. Nếu kiểm tra phát hiện “cục nước đá” sẽ bị buộc chế biến lại hoặc tiêu hủy, cơ sở chế biến có thể bị đình chỉ sản xuất. Tất cả nhằm lấy lại uy tín chất lượng cho cá tra, từng bước xây dựng thương hiệu cá tra Việt Nam.