Anh Chamaleá Ngóng Vươn Lên Thoát Nghèo

Anh Chamaleá Ngóng 58 tuổi ở thôn Tà Lú 2, xã Phước Đại (huyện Bác Ái) cần cù lao động sản xuất vươn lên thoát nghèo.
Anh canh tác 5 sào ruộng hai vụ lúa, thu hoạch mỗi vụ gần 2,5 tấn. Với giá lúa 5.000đồng/kg, trừ chi phí sản xuất anh còn lãi khoảng 16 triệu đồng/năm. Anh Ngóng trồng 2 sào bắp lai đầu tư thâm canh cho thu nhập hơn 5 triệu đồng. Với phương châm “lấy công làm lời”, anh nuôi 2 con trâu cày ruộng cho gia đình và bà con địa phương. Nhờ đó, gia đình anh thu nhập khá vươn lên thoát nghèo bền vững và nuôi con ăn học đến nơi đến chốn.
Có thể bạn quan tâm

Từ tháng thứ tư trở đi, người nuôi mới thả một lượng rất nhỏ thức ăn tươi để tôm nhanh cứng cáp, sau đó bổ sung thêm thức ăn công nghiệp; đặc biệt trong quá trình cho tôm ăn thức ăn tươi, người nuôi không bỏ thức ăn xuống lồng như cách nuôi truyền thống, mà cho vào túi lưới, bố trí đều trong các ô.

Theo ông Huỳnh Quang Hưng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, nghề nước mắm truyền thống Phú Quốc sau hơn một năm rơi vào tình cảnh lao đao khiến nhiều nhà thùng “treo thùng” thì nay đã hoạt động sản xuất ổn định trở lại và tiếp tục phát triển.

Những năm gần đây, một số nông dân ở huyện Thoại Sơn (An Giang) đã triển khai thành công mô hình nuôi chim bồ câu theo hướng công nghiệp. Trong đó có nông dân Lê Minh Vân ngụ ấp Hòa Thới – Định Thành.

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, đến nay, trà lúa này trên địa bàn tỉnh đã thu hoạch được 45.382ha, chiếm 77% diện tích xuống giống, năng suất ước đạt 6,16 tấn/ha (tăng 5,4% so với cùng kỳ), còn lại 13.555ha lúa ở giai đoạn chắc xanh- chín.

Ông Tâm phấn khởi cho biết giống bưởi đường lá cam Bạch Đằng đã được hệ thống siêu thị Co.opMart thu mua. Hiện Co.opMart Bình Dương đã mua trực tiếp bưởi của gia đình ông với số lượng khoảng 50kg/ tuần, giá 30.000 đồng/kg.